Thuốc đặc trị cho ‘cơn sốt nóng’ vàng miếng SJC
“Cần có giải pháp khuyến khích, thúc đẩy, bảo đảm an toàn cho người dân khi đầu tư nhiều hơn vào các thị trường có thể giúp tái đầu tư vào tăng trưởng kinh tế như thị trường chứng khoán, thị trường trái phiếu doanh nghiệp…”, đó là quan điểm của PGS.TS. Nguyễn Hữu Huân, Đại học Kinh tế TPHCM.
Kiểm soát quyền lực của những “market maker”
Thưa ông, trên thực tế, hiện tượng giá vàng trong nước luôn chênh lệch ở mức nhất định với giá vàng thế giới đã tồn tại hàng chục năm nay. Tuy nhiên, nếu so với mốc thời điểm ban hành Nghị định 24/2012 về quản lý thị trường vàng, theo quan sát của các chuyên gia kinh tế, mức chênh lệch ngày càng bị kéo giãn, có những lúc lên tới 18 triệu đồng/lượng. Căn nguyên của thực trạng này nằm ở đâu và sự ra đời của Nghị định 24/2012 có tác động ở mức độ nào tới sự chênh lệch này?
Tuy nhiên, từ năm 2014 đến nay, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) không nhập vàng nguyên liệu để sản xuất vàng miếng. Nguồn cung hạn chế trong khi sức cầu rất lớn, thị trường không thể tự điều chỉnh do tình trạng độc quyền vàng miếng SJC, những điều này dẫn đến giá vàng miếng SJC bị đẩy lên cao, thường xuyên cao hơn ở mức trên 10 triệu đồng/lượng so với giá vàng nhẫn trong nước và giá vàng thế giới.
Đối với vàng nhẫn, mức chênh lệch so với giá vàng thế giới vào khoảng vài triệu đồng/lượng. Vàng thế giới nhập về còn phải tính thêm thuế, phí thì mức giá bán lẻ trên thị trường nhỉnh hơn một chút và mức chênh lệch này có thể chấp nhận được vì doanh nghiệp kinh doanh phải có lời.
Sau khi có Nghị định 24/2012, do hạn chế nhập khẩu vàng và có sự chênh lệch giữa giá vàng trong nước và thế giới nên vàng vẫn vào Việt Nam theo con đường không chính thống.
Có một hiện tượng là tỷ giá đô la Mỹ/tiền đồng ở thị trường tự do cuối năm thường sẽ tăng mạnh hơn. Có thể là ngoại tệ vẫn chảy ra nước ngoài theo các con đường không chính thống để nhập khẩu hàng hóa, trong đó có vàng.
Thật ra, về lý thuyết, NHNN có thể xin nhập khẩu thêm vàng nguyên liệu để sản xuất thêm vàng SJC, từ đó, giảm tình trạng khan hiếm trên thị trường. Tuy nhiên, nếu làm như vậy, chúng ta phải sử dụng một lượng ngoại tệ nhất định, vốn nên được ưu tiên cho các mục tiêu nhập máy móc, nguyên, nhiên liệu cho sản xuất kinh doanh. Đối với ổn định vĩ mô, nếu dùng ngoại tệ mua vàng và dập nhãn vàng miếng SJC đưa ra thị trường, người dân sẽ dùng tiền tích lũy đầu tư vào vàng. Nguồn lực xã hội không chảy ngược lại nền kinh tế để tái đầu tư mà lại nằm chết trong vàng sẽ gây ảnh hưởng tới tốc độ tăng trưởng kinh tế trong dài hạn.
Có ý kiến cho rằng, chênh lệch giá vàng trong nước và thế giới ngày càng cao do bản thân các đơn vị kinh doanh vàng lựa chọn phương án kinh doanh có lợi nhất cho mình, khi giá vàng thế giới tăng thì găm hàng đề phòng viễn cảnh vàng tiếp tục tăng giá, khi giá vàng thế giới giảm thì giảm nhỏ giọt, để hãm đà giảm của giá vàng trong nước. Không loại trừ khả năng có sự thông đồng, đẩy giá hay kìm đà giảm giá trong nhóm những người mua lớn trên thị trường. Ông bình luận như thế nào về ý kiến này? Có cách nào để ngăn chặn hiện tượng này hay không?
Để giải quyết vấn đề này, điều bắt buộc là chúng ta phải xây dựng lại thị trường vàng. Có thể giao thêm nhiệm vụ cho sàn giao dịch hàng hóa, để sàn giao dịch này kiêm luôn sàn giao dịch vàng và quy định giao dịch vàng miếng SJC phải được thực hiện qua sàn giao dịch. Vàng tham gia sàn giao dịch phải là vàng vật chất, không phải là vàng tài khoản để tránh tuyệt đối nguy cơ thao túng, đẩy giá, lũng đoạn thị trường. Sàn giao dịch sẽ thu phí nhưng ở mức phí thấp, có thể chưa tới 1%. Đương nhiên, các cơ quan quản lý nhà nước chịu trách nhiệm xây dựng luật chơi và giám sát chặt chẽ hoạt động giao dịch vàng trên sàn nói trên.
Thị trường vàng cần minh bạch hơn
Tới thời điểm hiện tại, nhiều quan điểm cho rằng, nền kinh tế đã thay đổi, những mục tiêu của Nghị định 24/2012 đã đạt được và cần sửa nghị định này. Trong trường hợp cần sửa Nghị định 24/2012, theo ông, những điểm căn bản cần lưu ý là gì? Chẳng hạn, nên coi vàng là hàng hóa thông thường hay vẫn coi là một loại hàng hóa đặc biệt; nên hạn chế nhập khẩu vàng, mở cửa nhập khẩu vàng hay điều chỉnh hạn mức nhập khẩu linh hoạt theo thị trường, đảm bảo đủ nguồn cung nhưng không dẫn đến “vàng hóa” nền kinh tế…?
Tôi nghĩ, để thị trường vàng minh bạch và lành mạnh hơn thì nên bỏ độc quyền vàng miếng thương hiệu vàng SJC và cho phép các tổ chức khác tham gia thị trường vàng miếng. Như vậy, ngoài vàng miếng SJC, thị trường sẽ có các thương hiệu vàng miếng uy tín khác, giúp các nhà đầu tư, tích trữ có nhiều lựa chọn, giảm thiểu nhu cầu với vàng miếng SJC. Thị trường độc quyền sẽ gây ra những thất bại của thị trường mà người tiêu dùng là phía chịu thiệt hại cuối cùng, đó là điều không nên tiếp tục tồn tại.
Tuy nhiên, nếu xóa bỏ độc quyền vàng miếng SJC thì năng lực quản lý, giám sát của NHNN, Tổng cục Quản lý thị trường (Bộ Công Thương) phải được nâng cao.
Đầu tiên, vì vàng miếng là loại hàng hóa đặc biệt, kinh doanh vàng miếng là kinh doanh có điều kiện. Khuôn khổ pháp luật về loại hình kinh doanh này phải được xây dựng và hoàn thiện, bao gồm điều kiện cấp phép, việc thanh tra, kiểm tra, giám sát…
Thứ hai, cần thường xuyên thanh tra, kiểm soát thị trường vàng để đảm bảo chất lượng vàng miếng của các thương hiệu được cấp phép, đồng thời ngăn chặn tình trạng vàng kém chất lượng, non tuổi làm nhái các thương hiệu này. Nếu để thị trường vàng miếng cạnh tranh hoàn toàn, chất lượng sẽ đi xuống, gây khó khăn trong quản lý và thiệt hại cho người tiêu dùng. Vai trò giám sát của NHNN và các cơ quan liên quan vẫn rất quan trọng nhưng nên mở rộng để nhiều bên tham gia hơn. Khi thị trường vàng cạnh tranh hơn, nó sẽ lành mạnh hơn. Đó là điều tất yếu.
Về việc nhập khẩu vàng, trước khi Nghị định 24/2012 ra đời, Việt Nam nhập khẩu vàng với số lượng lớn, chẳng hạn, năm 2008, chúng ta nhập khẩu tới hơn 90 tấn vàng. Nhập khẩu vàng chiếm tỷ trọng lớn trong nhập khẩu. Như đã nói, nhập khẩu vàng nhiều không giúp ích cho nền kinh tế, nếu không muốn nói không có vàng thì nền kinh tế càng khỏe mạnh. Tôi nghĩ vẫn nên định ra mức hạn ngạch trong năm, cân đối các yếu tố kinh tế vĩ mô như tăng trưởng kinh tế, lượng ngoại tệ, tỷ giá ngoại tệ… Quan trọng là làm cho thị trường vàng minh bạch hơn thôi.
Theo tôi, cũng đừng quá quan tâm đến thị trường vàng bởi nó sẽ dẫn đến việc nhà đầu tư có tâm lý nâng cao giá trị của vàng lên nữa. Thay vào đó, cần có giải pháp khuyến khích, thúc đẩy, bảo đảm an toàn cho người dân khi đầu tư nhiều hơn vào các thị trường có thể giúp tái đầu tư vào tăng trưởng kinh tế như thị trường chứng khoán, thị trường trái phiếu doanh nghiệp…
Nhìn chung, vàng vẫn luôn là kênh trú ẩn an toàn trong điều kiện thế giới có nhiều biến động khó dự đoán. Đối với Việt Nam, các kênh đầu tư như bất động sản, chứng khoán, trái phiếu doanh nghiệp… đều gặp khó khăn nên nhu cầu tích trữ vàng tăng lên. Để bình ổn thị trường vàng trong bối cảnh này, cơ quan quản lý có cần đưa ra những biện pháp đặc biệt hay không và theo ông, đó là những biện pháp nào?
Cách thứ hai là cho phép cạnh tranh có kiểm soát trên thị trường vàng miếng. Ngoài vàng miếng SJC, NHNN có thể cho phép một vài doanh nghiệp vàng lớn tham gia kinh doanh vàng miếng. Đương nhiên, vì là thương hiệu vàng quốc gia, giá vàng miếng SJC có thể vẫn cao hơn các thương hiệu khác nhưng không chênh lệch lớn tới mười mấy triệu đồng/lượng như hiện nay.
Phương án thứ ba là NHNN thu mua vàng nguyên liệu từ các tiệm vàng và từ người dân để sản xuất vàng SJC, bán ở mức giá cao hơn mức giá vàng nhẫn trên thị trường một vài triệu đồng/lượng, để có chi phí đảm bảo cho hoạt động này. Làm được như vậy, thị trường vàng miếng SJC sẽ nhanh chóng được bình ổn.
Bạn muốn trở thành VIP/PRO trên 24HMONEY?
Liên hệ 24HMONEY ngay
Bình luận