24HMoney
Install 24HMoneyTải App
copy link
menu
Cao Đức Giang
24HMoney đã kiểm duyệt 24HMONEY đã kiểm duyệt

Thua lỗ liên tục, bao giờ các hãng hàng không có lãi trở lại?

Nhiều doanh nghiệp hàng không lỗ liên tục, dù ngành hàng không đang dần hồi phục. Có hãng cho biết, các khó khăn phải đeo bám dai dẳng đến hết năm 2023.

Du lịch nội địa đang phục hồi, các hãng hàng không đang tăng cường chuyến bay để đáp ứng nhu cầu. Giá vé bay cũng tăng trở lại theo đúng mùa cao điểm du lịch hè như trước dịch Covid-19.

Theo số liệu thống kê, từ đầu năm đến nay, thị trường hàng không nội địa gần như đã phục hồi nhưng chưa đủ sức "cứu" các doanh nghiệp ngành hàng không.

Doanh nghiệp hàng không lỗ dai dẳng

Hãng bay đang lỗ nặng nhất tính đến thời điểm hiện nay là hãng hàng không quốc gia Vietnam Airlines (mã chứng khoán: HVN).

3 tháng đầu năm, dù hàng không nội địa phục hồi khả quan nhưng Vietnam Airlines vẫn ghi nhận lỗ trước thuế đến 2.621 tỷ đồng. Đây là quý lỗ thứ 9 liên tiếp của Vietnam Airlines.

Tính đến cuối quý I/2022, Vietnam Airlines lỗ lũy kế hơn 24.500 tỷ đồng (tức hơn 1 tỷ USD) và vốn chủ sở hữu âm 2.160 tỷ đồng. Mã cổ phiếu HVN của Vietnam Airlines đang nằm trong diện kiểm soát vì hãng liên tục thua lỗ.

Theo báo cáo tài chính hợp nhất của FLC, quý I/2022, tập đoàn lỗ sau thuế 465 tỷ đồng, trong đó có khoản lỗ gần 265 tỷ đồng, chủ yếu của Bamboo Airways. Tính đến cuối quý I/2022, FLC đang góp vốn 4.015 tỷ đồng vào Bamboo Airways, tương ứng tỷ lệ 21,7%.

Thua lỗ liên tục, bao giờ các hãng hàng không có lãi trở lại?
3 tháng đầu năm, dù du lịch phục hồi nhưng Vietravel Airlines lỗ khoảng 60 tỷ đồng. Ảnh: Hồng Phúc

Hãng hàng không du lịch Vietravel Airlines cũng lỗ nặng trong 3 tháng đầu năm, khoảng 60 tỷ đồng. Cuối năm ngoái, Vietravel đã thoái một phần vốn khỏi Vietravel Airlines nhưng hãng bay này vẫn là công ty liên kết của Vietravel. Kết quả thua lỗ được hợp nhất vào báo cáo tài chính của công ty, dẫn đến Vietravel Group lỗ sau thuế 108 tỷ đồng trong quý I/2022.

Ban lãnh đạo Vietravel giải thích trong quý I/2022, các chuyến bay đến các điểm du lịch vẫn chưa khai thác hết công suất. Hãng cũng đã đưa vào một số đường bay mới nhằm chuẩn bị cho dịp kinh doanh cao điểm hè. Do chỉ mới ở giai đoạn đầu khai thác nên doanh thu chưa thể bù đắp các khoản chi phí, khiến cho hoạt động của hãng bay này bị ảnh hưởng nhiều hơn so với các hãng hàng không còn lại.

Vietjet Air (mã chứng khoán: VJC) là hãng hàng không duy nhất báo lãi trong quý I/2022. Theo báo cáo hợp nhất, Vietjet lãi 244 tỷ đồng, tăng 98% so với cùng kỳ năm 2021 và doanh thu đạt 4.522 tỷ đồng, tăng 12%.

Tuy nhiên, hãng bay giá rẻ này lại lãi chủ yếu nhờ hoạt động đầu tư tài chính. Còn về mảng kinh doanh cốt lõi, Vietjet kinh doanh dưới giá vốn khiến lỗ gộp tới gần 257 tỷ đồng.

Bao giờ có lãi trở lại?

Theo các chuyên gia trong ngành hàng không, một số lý do khiến ngành hàng không vẫn chưa thể phục hồi hoàn toàn là do thị trường nội địa thì nhộn nhịp nhưng hàng không quốc tế vẫn chưa sôi động. Các hãng bay đang ở giai đoạn đầu tích cực nối lại và mở mới các đường bay. Giá nhiên liệu tăng vọt trên thế giới, trong khi nhiên liệu chiếm trên 40% chi phí khai thác của các hãng hàng không, gây áp lực rất nặng nề.

Ông Nguyễn Quốc Kỳ - Chủ tịch Vietravel cũng xác nhận các điều này trong báo cáo giải trình về khoản lỗ hơn trăm tỷ đồng của doanh nghiệp. Ông cho hay giá xăng dầu trên thế giới tăng gây nhiều áp lực lên hãng về chi phí nhiên liệu.

Trong văn bản gửi Sở Giao dịch Chứng khoán TP.HCM (HoSE) hôm 13/6, về việc nêu các biện pháp, lộ trình khắc phục cổ phiếu HVN bị kiểm soát do thua lỗ liên tục, ban lãnh đạo Vietnam Airlines đánh giá việc thua lỗ liên tục là do nguyên nhân khách quan, bất khả kháng ảnh hưởng tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty.

Theo dự báo của Hiệp hội Vận tải Hàng không quốc tế (IATA), thị trường hàng không thế giới sẽ phục hồi vượt mức trước khi có dịch Covid-19 vào đầu năm 2024 với tổng số hành khách dự kiến đạt 4 tỷ lượt khách; thị trường nội địa sẽ phục hồi sớm hơn, ngay trong năm 2022 với mức phục hồi khoảng 93%, riêng thị trường nội địa Việt Nam dự báo phục hồi ở mức 96%.

Theo đề án tái cơ cấu lại tổng công ty giai đoạn 2021 - 2025, trước mắt năm 2022, Vietnam Airlines sẽ thực hiện 3 giải pháp khắc phục tình trạng lỗ hợp nhất và âm vốn chủ sở hữu bằng việc cải thiện kết quả kinh doanh, hoặc bán và thuê lại máy bay, cũng như thoái vốn tại một số doanh nghiệp có vốn góp.

Cũng tại văn bản này, lãnh đạo Vietnam Airlines cho rằng hãng sẽ cải thiện kết quả kinh doanh, giảm lỗ trong hoạt động kinh doanh vận tải trong giai đoạn thị trường chưa phục hồi hoàn toàn (2022-2023) và tiến tới có lãi trong các năm sau. Điều này đồng nghĩa Vietnam Airlines cũng sẽ khó khăn đến hết năm 2023.

Tổng cục Thống kê Việt Nam đánh giá với xu hướng phục hồi tích cực của thị trường và triển vọng kinh tế toàn cầu, dự báo thị trường hàng không Việt Nam trong năm nay và sang năm 2023 sẽ có những phục hồi mạnh mẽ.

Tuy nhiên, việc khôi phục hoạt động kinh doanh, việc củng cố "sức khỏe" tài chính và nâng cao năng lực cạnh tranh của các hãng hàng không trong nước là rất cần thiết, là tiền đề để để đón bắt cơ hội phục hồi và phát triển.

Theo dõi 24HMoney trên GoogleNews

Từ khóa liên quan

Bấm vào mỗi từ khóa để xem bài cùng chủ đề

Bạn muốn trở thành VIP/PRO trên 24HMONEY?

Liên hệ 24HMONEY ngay

Cảnh báo Nhà đầu tư lưu ý
Cảnh báo
Cơ quan chủ quản: Công ty TNHH 24HMoney. Địa chỉ: Tầng 5 - Toà nhà Geleximco - 36 Hoàng Cầu, P.Ô Chợ Dừa, Quận Đống Đa, Hà Nội. Giấy phép mạng xã hội số 203/GP-BTTTT do BỘ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG cấp ngày 09/06/2023 (thay thế cho Giấy phép mạng xã hội số 103/GP-BTTTT cấp ngày 25/3/2019). Chịu trách nhiệm nội dung: Phạm Đình Bằng. Email: support@24hmoney.vn. Hotline: 038.509.6665. Liên hệ: 0908.822.699

Điều khoản và chính sách sử dụng



copy link
Quét mã QR để tải app 24HMoney - Giúp bạn đầu tư an toàn, hiệu quả