Thị trường vàng và trục lợi chính sách
Bài viết của mình trên SGĐTTC về chính sách quản lý thị trường vàng được chuyển thành video. Bạn có thể xem bài viết ở bên dưới.
Đang lộ ra một số tín hiệu lobby chính sách quản lý thị trường vàng, vì vậy các cơ quan ra quyết định cần tỉnh táo, tránh mấy ông đi trục lợi chính sách, vì sau này quy lại trách nhiệm thì là chính mấy người ra quyết định bây giờ.
Trích
"Để nhìn nhận về vấn đề này, cần nhận ra một số xu thế trên thị trường vàng quốc tế và Việt Nam. Thứ nhất, các ngân hàng trung ương trên thế giới đang là những tay chơi mua vàng, là lực đẩy chính của đợt tăng giá vàng từ đầu năm đến nay, đặc biệt là các ngân hàng trung ương châu Á.
Theo Hội đồng Vàng thế giới, các ngân hàng trung ương đã mua 1.037 tấn vàng trong năm ngoái, chỉ thấp hơn một chút so với đỉnh lịch sử 2022, trong khi một số quỹ ETF vàng đang bị rút tiền ròng (nghĩa là họ phải bán vàng ra).
Trong đó, xu thế tích trữ vàng ở cả chính phủ lẫn người dân Trung Quốc đều tăng là điều được truyền thông viện dẫn nhiều, đến nỗi cả một chuyên gia quản lý quỹ lên kênh truyền hình CNBC nói thẳng, rằng giá vàng hiện nay đang do lực mua từ Trung Quốc dẫn dắt.
Đầu tháng 3 năm nay, báo chí Ấn Độ theo sát diễn tiến giá vàng, cũng đăng tin rằng lực mua của Trung Quốc là “nền tảng” của đợt tăng giá vàng từ đầu năm đến nay trên thị trường quốc tế.
Thứ hai, tại Việt Nam, vàng vừa là một kênh đầu tư an toàn, bảo toàn tài sản của số đông, lại cũng là một kênh lướt sóng kiếm lời của một bộ phận nhỏ hơn.
Vì vậy, trong bản thân biến động của giá vàng, là phản ánh quan hệ đầu tư/đầu cơ đó. Mà nói tới đầu tư, đầu cơ, nếu như giá chứng khoán không cần bình ổn, vì sao cần đặt ra vấn đề bình ổn giá vàng. Người dân là nhà đầu tư, họ tự quyết định nên làm gì.
Thứ ba, cái nhiều người lo sợ “vàng hóa” nền kinh tế, đã không còn là một hiện tượng phổ biến, và không đáng lo ngại với sự phổ biến của nhiều phương tiện thanh toán không dùng tiền mặt, hay như giới trẻ không xem vàng là một công cụ thanh toán tiện lợi.
Vì vậy, nỗi lo “vàng hóa” chỉ là một con “ngáo ộp” đang được ai đó đưa ra để “đe dọa” chính sách hơn là một mối nguy thực tế.
Nhìn 3 xu thế đó, có thể thấy rằng những chính sách hướng tới quản lý thị trường vàng an toàn, lành mạnh, phù hợp với nhu cầu thực tế của người dân, không cần phải hướng tới bình ổn giá vàng.
Thay vào đó, các chính sách cần hướng tới 3 nhu cầu chiến lược:
(1) có kênh để người dân tích trữ và đầu tư vàng một cách an toàn, vì đây là một lựa chọn đầu tư bảo vệ tài sản hợp pháp và chính danh của họ;
(2) phải có công cụ để phòng ngừa rủi ro cho doanh nghiệp và người dân khi giá vàng biến động quá lớn, nhưng cũng tránh để công cụ phòng ngừa rủi ro thành công cụ đầu cơ quá đà;
(3) đảm bảo gia tăng dự trữ quốc gia phù hợp đủ để phòng chống với những cú sốc về tỷ giá, trong bối cảnh nhiều ngân hàng trung ương các nước tăng dự trữ vàng."
Theo dõi người đăng bài
Tiếp cận các chuyên gia VIP/PRO hàng đầu của 24HMONEY
Nhận ngay bài viết tài chính chuyên sâu
Bạn muốn trở thành VIP/PRO trên 24HMONEY?
Liên hệ 24HMONEY ngay
Bình luận