Thị trường tháng 5/2024 liệu có Sell in May?
Phiên giao dịch sát đợt nghỉ lễ dài ngày 26/4/2024, khi thông tin bất ngờ về hệ thống KRX lại lỡ hẹn vào ngày 2/5 cùng với việc sát kỳ nghỉ lễ dài khiến nhóm cổ phiếu chứng khoán lao dốc cả loạt, áp lực bán sang các nhóm cổ phiếu khác. Tuy nhiên sang đến phiên chiều, sự nổi trội của trụ VIC cùng với lực cầu bắt đáy nâng giá trên diện rộng. Thị trường hồi phục, nhiều cổ phiếu bắt đầu có phiên xác nhận dòng tiền và vượt lại đỉnh cũ từ 1290đ như FPT FRT MWG GMD LPB.
Nhận định thị trường tháng 5/2024 - Thị trường liệu có Sell in May?
Phiên giao dịch sát đợt nghỉ lễ dài ngày 26/4/2024, khi thông tin bất ngờ về hệ thống KRX lại lỡ hẹn vào ngày 2/5 cùng với việc sát kỳ nghỉ lễ dài khiến nhóm cổ phiếu chứng khoán lao dốc cả loạt, áp lực bán sang các nhóm cổ phiếu khác. Tuy nhiên sang đến phiên chiều, sự nổi trội của trụ VIC cùng với lực cầu bắt đáy nâng giá trên diện rộng. Thị trường hồi phục, nhiều cổ phiếu bắt đầu có phiên xác nhận dòng tiền và vượt lại đỉnh cũ từ 1290đ như FPT FRT MWG GMD LPB.
Kết phiên, VNINDEX đóng cửa trong sắc xanh tại 1209.52 điểm tăng 4.55 điểm. Thanh khoản thị trường tiếp tục duy trì ở mức thấp đạt 15.4k tỷ. Khối ngoại mua ròng nhẹ 111 tỷ, tự doanh bán ròng 177,59 tỷ.
VNINDEX đã có 1 tháng giao dịch ảm đạm, chỉ số đã có lúc giảm đến gần 120 điểm tương đương gần 10% thị trường. Thanh khoản thị trường các phiên gần đây duy trì ở mức thấp dưới trung bình 20 phiên. Cũng dễ hiểu khi sau 1 nhịp chỉnh mạnh, tâm lý NĐT thường thận trọng cùng với trước 1 đợt nghỉ lễ dài, thông tin tốt xấu chưa biết như thế nào.
Tuy nhiên tình hình thực tế có quá bi quan không?
1. Việt Nam - Kinh tế có dấu hiệu phục hồi khi:
Ngành bán lẻ: vẫn duy trì tăng trưởng dương, du lịch lữ hành, đặc biệt là khách du lịch quốc tế.
Đầu tư công: tiến độ giải ngân đang khá tốt
Tỷ giá chững lại đà tăng, giá vàng vẫn duy trì ở mức cao.
Nền kinh tế có dấu hiệu quay vòng tốt trở lại, lạm phát tăng là điều bắt buộc ảnh hưởng do tỷ giá.
Trong bối cảnh mùa KQKD Q1 đã công bố có ghi nhận về lợi nhuận tăng trưởng quanh mức trung bình 20% với các nhóm ngành duy trì sự tích cực ưu tiên như Bán lẻ, Thực phẩm, Công nghệ, Viễn thông, VLXD,.. dự sẽ là các tiêu điểm sáng cho nhịp kéo tiếp theo.
2. Thế giới:
Giá dầu quốc tế đóng cửa gần như ổn định khi xung đột địa chính trị giảm bớt và lo ngại thị trường về sự gián đoạn nguồn cung giảm bớt.
Dầu thô WTI chốt phiên giảm 0,11% ở mức 83,64 USD/thùng; dầu thô Brent đóng cửa tăng 0,10% ở mức 88,07 USD/thùng.
Cuộc họp lớn của FED vào ngày mai lúc 11 giờ sáng giờ California (1h sáng 2/5 giờ Việt Nam): Khi kỳ vọng về việc cắt giảm lãi suất của Fed một lần nữa hạ nhiệt và rủi ro địa chính trị giảm đi, vàng giao ngay gặp ngưỡng kháng cự ở mức 2.352 USD và giảm trở lại, cuối cùng giữ vững mốc 2.335, đóng cửa tăng 0,27% ở mức 2.337,91 USD/ounce.
Thị trường sau nhịp giảm mạnh gần 120 điểm đã có dấu hiệu tạo đáy 1 và có nhịp hồi khá tích cực. Thông tin xấu ra gần như để giải thích cho cú sập bất ngờ chứ dư địa cũng không cao. Tuy nhiên với việc DJ giảm mạnh trước thềm phiên họp FED thì rất có khả năng VNINDEX sẽ hoà chung nhịp tạo đáy 2 quanh đây thôi. VNINDEX đã có 5 tháng tăng điểm liên tiếp thì việc có 1 tháng điều chỉnh là hết sức bình thường và việc thị trường chỉnh hơn 120 điểm thì việc test đáy 2 là giúp thị trường củng cố hơn.
Về mặt xu hướng thì VNINDEX vẫn đang duy trì xu hướng lên dài hạn còn hiện tại chỉ là 1 pha điều chỉnh trung hạn mà thôi. Kịch bản tích cực, VNINDEX hoà chung nhịp test đáy 2 của thế giới khi có thể rũ lại về quanh vùng 1186 –1190 sau đó phục hồi tích luỹ trên 1200 trước khi tiến đến các vùng kháng cự xa hơn 1125+, 1250+-, 1290. Nếu vượt được lên trên lực cản vùng 1225-1250, VN-Index sẽ có khả năng quay trở lại kênh song song đi lên hình thành từ tháng 11 năm ngoái cho tới nay. Dù vậy, một số rủi ro với kinh tế thế giới (tăng trưởng Mỹ thấp trong khi lạm phát ở mức cao, thời điểm Fed hạ lãi suất chưa rõ ràng) cũng như áp lực tỷ giá trong nước có thể gây khó khăn với đà hồi phục của chỉ số.
Cũng không bỏ qua kịch bản xấu vì chúng ta nên chó dự phòng cho mọi tình huống xấu có thể xảy ra: VNINDEX lình xình quanh 1180-1190 cầu yếu cùng với tác động tâm lý khi vĩ mô không mấy tích cực, VNINDEX có thể mất vùng hỗ trợ gần nhất (D1) quanh 1170 và điều chỉnh về vùng thấp hơn là vùng 1120-1140 cho đủ 10-15% của 1 nhịp chỉnh lớn trong uptrend rồi mới phục hồi tích luỹ trở lại.
Trên đồ thị ngày, mốc 1.200 điểm lần nữa thể hiện vai trò hỗ trợ tâm lý quan trọng giúp VN-Index đảo chiều tăng điểm cuối phiên 26/4.
VẬY NĐT cần hành động như thế nào?
1. NĐT dài hạn: Vẫn tiếp tục nắm giữ danh mục và canh mua thêm khi chỉ số điều chỉnh trung hạn xong và lên tiếp. Trường hợp kịch bản xấu xảy ra thì cân nhắc thoát hàng khi vi phạm cắt lỗ đợi cơ hội vào lại sau.
2. NĐT trung hạn:
Với NĐT có tỷ trọng tiền mặt cao, quan sát các cổ khoẻ hơn thị trường để canh thăm dò các vị thế sớm trước khi thị trường có tín hiệu tạo đáy.
Với NĐT có tỷ trọng cổ phiếu cao, duy trì tỷ trọng và quan sát kỹ hành động thị trường
3. NĐT ngắn hạn:
Với những ai bị kẹp hàng từ đỉnh 1293 thì canh nhịp hồi vừa rồi cũng đã có những nhịp thoát hàng vùng 1216-1218+- rồi. Cho nên những vùng này ưu tiên quan sát vận động thị trường. Tuyệt đối không sử dụng margin.
Bạn muốn trở thành VIP/PRO trên 24HMONEY?
Liên hệ 24HMONEY ngay
Bình luận