Tìm mã CK, công ty, tin tức


Đọc nhiều
Bình luận nhiều
Hiện nay, hơn một nửa giá trị xuất khẩu của Việt Nam sang Mỹ là các sản phẩm công nghệ cao như điện tử tiêu dùng, điện thoại thông minh, cùng với các mặt hàng may mặc và giày dép. Các sản phẩm khác, như nội thất và nông sản, cũng chiếm một phần không nhỏ trong cơ cấu xuất khẩu.
Cụ thể trong năm 2024, nhóm mặt hàng máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện dẫn đầu khi chiếm 19,4% tỷ trọng xuất khẩu. Tiếp theo là các mặt hàng máy móc, thiết bị, dụng cụ và phụ tùng chiếm 18,4% và hàng dệt may chiếm 13,5% tỷ trọng.
phần lớn (70%) trong số này là từ các doanh nghiệp FDI, chủ yếu đến từ các quốc gia thân cận với Mỹ như Hàn Quốc, Nhật Bản, và thậm chí cả doanh nghiệp Mỹ như Intel và Samsung
Điều này có nghĩa là việc áp thuế để bảo vệ doanh nghiệp Mỹ có thể không tác động nhiều đến nhóm hàng này vì Mỹ có thể không có nhiều doanh nghiệp nội địa cạnh tranh trực tiếp
Còn lại các ngành như dệt may, gỗ và giấy, giày dép và nông nghiệp có thể chịu ảnh hưởng nhiều hơn nếu bị áp thuế đối ứng tuy nhiên vấn đề là bản chất Mỹ áp thuế quan để bảo vệ doanh nghiệp trong nước - mà nền kinh tế như Mỹ sẽ thiên về công nghệ đẩy mạnh nhóm DN phát triển ngành đó chứ ko tập trung quá nhiều vào các mảng như dệt may, giày dép, gỗ,.. nên có thể mức độ đề phòng bảo vệ DN trong nước sẽ ít hơn và nhẹ nhàng hơn đối với Dn xuất khẩu sang như VN.
Chính phủ Việt Nam vừa đề xuất giảm thuế nhập khẩu cho nhiều mặt hàng từ Mỹ như ô tô, LNG, ethanol, nông sản… Đồng thời phê duyệt cho Starlink triển khai dịch vụ Internet vệ tinh. Động thái này diễn ra chỉ vài ngày trước khi Tổng thống Trump công bố chính sách áp thuế thương mại mới (dự kiến 02/04). Rõ ràng đây là cách Việt Nam chủ động "đón đầu" thay vì bị động ứng phó. -> ngoại giao cây tre.
Chi tiết video kính mời nhà đầu tư theo dõi trong video:
Bạn muốn trở thành VIP/PRO trên 24HMONEY?
Liên hệ 24HMONEY ngay
Bàn tán về thị trường