Thị trường chứng quyền Tuần 31/07-04/08/2023: Triển vọng ngắn hạn tích cực trở lại?
Kết thúc phiên giao dịch ngày 28/07/2023, toàn thị trường có 86 mã tăng, 34 mã giảm và 16 mã tham chiếu. Khối ngoại tiếp tục bán ròng với tổng mức bán ròng đạt 2.9 triệu CW.
I. DIỄN BIẾN THỊ TRƯỜNG CHỨNG QUYỀN
Thị trường chứng quyền mở cửa với diễn biến thận trọng khi dư âm của nhịp điều chỉnh phiên 27/07 vẫn còn. Tuy nhiên, thị trường đã khởi sắc hơn từ giữa phiên sáng khi thị trường cơ sở bắt đầu nhịp tăng tốc, sắc xanh được duy trì ổn định đến hết phiên nhờ lực cầu tốt. Kết thúc phiên giao dịch ngày 28/07/2023, toàn thị trường có 86 mã tăng, 34 mã giảm và 16 mã tham chiếu.
Sắc xanh của thị trường tập trung tại các nhóm chứng quyền FPT, MSN, NVL, POW, STB, TCB, VIC, VNM, VPB và VRE với mức tăng phổ biến quanh 5%. Trong đó CTCB2212 là mã tăng mạnh nhất với 40%, lên mức 70 đồng/CW. Ở chiều ngược lại, giao dịch ảm đạm xuất hiện tại các nhóm chứng quyền HDB, MBB, HPG, PDR, VIB và VHM với mức giảm nhẹ quanh 5%. Trong đó CMBB2212 là mã giảm mạnh nhất với 14.3%, xuống còn 60 đồng/CW.
Trong tuần giao dịch 24-28/07/2023, thanh khoản thị trường sôi động trở lại sau nhiều tuần liên tiếp sụt giảm. Về khối lượng giao dịch, thị trường đạt tổng cộng 155 triệu đơn vị, tăng 13.81%; giá trị giao dịch đạt 196 tỷ đồng, tăng 23.42%.
Khối ngoại tiếp tục bán ròng trong phiên 28/07 với tổng mức bán ròng đạt 2.9 triệu CW. Trong đó, CPOW2301 và CNVL2302 là hai mã bị bán ròng nhiều nhất. Tổng cả kết tuần 24-28/07/2023, khối ngoại bán ròng tuần thứ 7 liên tiếp với mức bán ròng mạnh hơn 13.6 triệu CW; trong đó CSTB2307 là mã bị bán ròng mạnh nhất với 2.3 triệu CW.
Nguồn: VietstockFinance
II. THỐNG KÊ THỊ TRƯỜNG
Nguồn: VietstockFinance
III. ĐỊNH GIÁ CÁC CHỨNG QUYỀN
Dựa trên phương pháp định giá hợp lý với thời điểm khởi đầu ngày 31/07/2023, khung giá hợp lý của các chứng quyền đang được giao dịch trên thị trường được thể hiện như sau:
Nguồn: VietstockFinance
Lưu ý: Chi phí cơ hội trong mô hình định giá được điều chỉnh để phù hợp với thị trường Việt Nam. Cụ thể, lãi suất tín phiếu phi rủi ro (tín phiếu Chính phủ) sẽ được thay thế bằng lãi suất tiền gửi trung bình của các ngân hàng lớn với sự hiệu chỉnh kỳ hạn phù hợp với từng loại chứng quyền.
Theo định giá trên, CHPG2309 và CMWG2302 hiện là hai mã chứng quyền có mức định giá hấp dẫn nhất.
Những mã chứng quyền có effective gearing càng cao thì biến động tăng/giảm theo chứng khoán cơ sở thường sẽ càng lớn. Hiện CSTB2302 và CVPB2212 là mã chứng quyền có tỷ lệ effective gearing cao nhất thị trường.
Bạn muốn trở thành VIP/PRO trên 24HMONEY?
Liên hệ 24HMONEY ngay
Bàn tán về thị trường