Thị trường chứng khoán cuối năm có 'lạnh' ?
Sài Gòn những ngày cuối năm Se se lạnh cái thời tiết như là ở Hà Nội đầu xuân vậy.
Trên thị trường Chứng khoán cũng “LẠNH”.
LẠNH Ở BÊN TRONG:
Sự chững lại của các chỉ số kinh tế là điều mà ai cũng sẽ thấy.
Hình số 1: Là sự chậm lại của 1 doanh nghiệp sản xuất lớn nhất ở Việt Nam và là doanh nghiệp sản xuất thép lớn nhất Đông Nam Á.
Cá nhân Dũng cho rằng, đây vẫn là nguyên nhân chính để Chứng khoán mất động lực trong giai đoạn vừa qua.
Thị trường 2025 đã ở mặt bằng giá mới – và nhà đầu tư họ cũng khắt khe hơn trong đầu tư, các cú hích lợi nhuận cần đủ lớn để là bệ đỡ cho giá cổ phiếu.
LẠNH Ở BÊN NGOÀI:
ĐỒNG USD TĂNG MẠNH
Tất cả các chuyên gia đều dự đoán sai về DXY ( chỉ cố sức mạnh đồng USD)
Theo nguyên lý cơ bản thì lãi suất giảm --- USD sẽ giảm.
Song thế giới đang chứng kiến điều ngược lại.
Tối qua, FED giảm 0.25% điểm lãi suất và DXY lại vượt đỉnh.
Hình số 2
Kéo theo hàng loạt các loại tài sản đều giảm sâu:
Dowjones: Giảm 2%
Vàng: Giảm 1.5%
Bitcoin: Giảm 5% Hình số 3
Điều đáng nói trong kỳ họp tối qua của FED đó là sự thất vọng của giới đầu tư về đường cong lãi suất của FED.
Mức giảm 0.25% và định lượng chỉ giảm 2 lần năm 2025, nó thể hiện 1 giai đoạn lãi suất cao sẽ kéo dài, gây ảnh hưởng đến số liệu kinh tế cho năm 2025.
Tăng thì rất nhanh những giảm thì nhỏ giọt, đó là cảm nhận của Dũng với cách điều hành của FED hiện nay.
BỨC TRANH ĐẦU TƯ PHÂN MÃNH SÁNG TỐI.
Nếu để nói về Cái Lạnh ở bên trong hay bên ngoài tác động nhiều hơn.
Quan điểm cá nhân mình cho rằng 70% nằm ở Nội lực Kinh tế.
Một siêu chu kỳ tăng giá của Coin thì suy giảm là điều tự nhiên.
Song Vnindex lại không tăng trong giai đoạn vừa qua, chứng tỏ là nó đến từ nội lực kinh tế Việt Nam.
2024 ít ai nhắc đến sự chậm lại của kinh tế, đó là do nền kinh doanh 2023 qúa thấp và số liệu tăng trưởng GDP 2024 là quá thuyết phục (Hình số 4)
Tuy nhiên, số liệu kết quả kinh doanh quý 3 gần nhất đang thể hiện sự chậm lại trong cấu trúc lợi nhuận của các doanh nghiệp trên sàn.
Và Dũng tin số liệu này sẽ chậm hơn trong báo cáo quý 4 năm nay.
Tối qua Dũng có 1 phiên live nói rõ về bản chất của kinh tế hậu Covid (Link dưới nhận xét)
Nguyên nhân là do kinh tế những năm qua đi lên là do “ TIỀN” tiền chảy và không đi vào sản xuất kinh doanh (đi vào các lớp tài sản) nên hiệu quả của doanh nghiệp là chậm.
Điều này là vấn đề cốt lõi ở bên trong, và phân hóa là điều sẽ diễn ra trong cuối 2024 và đầu 2025.
Nơi mà các doanh nghiệp vẫn duy trì mô hình kinh doanh ổn đinh: dòng tiền kinh doanh tốt với mức chi trả cổ tức cao là điểm đến của dân đầu tư: điện nước y tế sản xuất cơ bản hàng hóa ….
Nơi mà dòng dẫn vốn chưa làm tốt vài trò của mình: Các ngành nghề vốn hóa lớn: bank bất động sản đầu tư công của chính phủ câu hỏi vẫn đang đặt ra cho thách thức năm 2025.
Cuối cùng, nhân về ngày thị trường tài chính toàn cầu đỏ lửa.
Dũng viết vài dòng với một vài quan điểm :
1. Mức độ ảnh hưởng trong cuối năm của TTCK Việt Nam với biến số của toàn cầu là không cao. Do nội lực có vấn đề trong hơn nữa năm qua dẫn đến các lớp tài sản trên sàn chứng khoán là không lớn.
Biến số này sẽ ảnh hưởng các cổ phiếu vốn hóa lớn (do quỹ ngoại cơ cấu cuối năm)
2. Vẫn phải là nội lực kinh tế 2025 có sự đổi mới hơn. Vẫn phải nhờ vào định hướng của chính phủ về đầu tư công và phát triển thị trường vốn
Cuối cùng, hãy tập trung vào bên trong nhiều hơn thay vì đọc nghe và quá chú tâm vào các diễn biến bên ngoài.
Chu kỳ biến động tiền tệ toàn cầu đã qua đi, vận mệnh mới phải nằm trong tay người Việt và Doanh nghiệp Việt.
Gía cổ phiếu cũng thế, sẽ nằm trong tay cổ phiếu tốt và tính phân hóa sẽ cao.
Chúc anh chị em vững tay chèo, kiên định với lựa chọn của mình.
Mùa này Lạnh – nhưng là thời điểm tốt để gom cổ phiếu.
Theo dõi người đăng bài
Bạn muốn trở thành VIP/PRO trên 24HMONEY?
Liên hệ 24HMONEY ngay
Bàn tán về thị trường