Thị trường chứng khoán: “Cơn mưa” cổ tức khủng, niềm vui có kéo dài?
Vui vì nhận cổ tức khủng, nhưng cũng có không ít trăn trở, “chia hết” thì doanh nghiệp hoạt động kiểu gì, tiền đâu mà chia và không có kế hoạch đầu tư gì cho tương lai hay sao?
WCS của CTCP Bến xe miền Tây là cổ phiếu thường xuyên có thị giá trong Top cao nhất thị trường, tính đến cuối phiên tuần qua đóng cửa ở mức 235.000 đồng/cổ phiếu - lên vị trí số 1 về thị giá.
Dù thị giá cao, nhưng giá trị vốn hoá của công ty này chưa đến 600 tỷ đồng, cơ cấu cổ đông cô đặc với các cổ đông lớn chiếm 99,6%, bao gồm Tổng công ty Cơ khí Giao thông Vận tải Sài Gòn (34%), Tổng công ty Cơ khí Giao thông Vận tải Sài Gòn (34%), America Limited Liability (12%), CTCP Đầu tư Thái Bình (6,7%), CTCP Giày Thái Bình (6,7%), cổ đông cá nhân Bùi Việt (6,2%).
Mới đây, HĐQT WCS công bố thông tin chia cổ tức rất cao, gây bất ngờ cho thị trường, với tỷ lệ lên đến 516% cho năm 2019, tương ứng 1 cổ phiếu được nhận 51.600 đồng.
Nguồn chi trả lấy từ lãi sau thuế năm 2019 và lãi chưa phân phối của các năm trước. Cổ tức sẽ chia làm 2 đợt: đợt 1 chi trả 50% vào ngày 31/7/2020, còn lại vào ngày 1/10/2020.
Theo đó, WCS cần khoảng 129 tỷ đồng để trả cổ tức. Theo báo cáo tài chính năm 2019, lợi nhuận sau thuế chưa phân phối của WCS là 124 tỷ đồng. Như vậy, Công ty sử dụng hết nguồn này để chia cổ tức.
Trong khi đó, kế hoạch lợi nhuận năm 2020 giảm khoảng 22% so với năm 2019 do Covid-19. Ban lãnh đạo WCS cho biết, Công ty bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19 từ đầu tháng 2/2020.
Kết quả kinh doanh trong tháng 2 - 3 - 4 suy yếu rõ rệt so với cùng kỳ năm ngoái, thậm chí có thời điểm bến xe phải dừng hoạt động vì giãn cách xã hội.
Trong tháng 5, lượng khách bình quân qua bến là 19.000 khách/ngày, giảm 40% so với trung bình năm 2019, xe bình quân xuất bến là 960 xe/ngày, giảm 30%.
Theo đó, Công ty đề ra mục tiêu năm 2020: tổng doanh thu 130 tỷ đồng, giảm 17%; lãi sau thuế 54 tỷ đồng, giảm 22% so với năm 2019; cổ tức dự kiến 20%.
Do đặc thù lĩnh vực kinh doanh nên WCS không phải đầu tư quá nhiều hàng năm, nói theo ngôn ngữ thị trường là đầu tư một lần nhưng thu tiền đều hàng năm.
Nhưng không ít ý kiến cho rằng, việc chia hết cổ tức từ nguồn tích luỹ khiến họ e ngại, bởi doanh nghiệp sẽ không có nguồn dự phòng cho những năm sau. Và do cổ đông cô đặc, nên khoản cổ tức cao chỉ dành cho một nhóm nhỏ.
Theo lãnh đạo KDC là chia hết phần lợi nhuận giữ lại cho cổ đông trước khi sáp nhập. Nguồn lấy từ lợi nhuận còn lại sau chia cổ tức hơn 54 tỷ đồng, lợi nhuận chưa phân phối, các quỹ còn lại 201 tỷ đồng. Tổng nguồn chi cổ tức hơn 254 tỷ đồng. Lợi nhuận còn lại sau khi chia cổ tức là hơn 700 triệu đồng.
CTCP Dược phẩm Trung ương 3 (DP3) quyết định chi trả cổ tức bằng tiền mặt 70%, tương ứng 7.000 đồng/cổ phiếu. Hiện số lượng cổ phiếu đang lưu hành của DP3 là 8,6 triệu đơn vị, tương ứng Công ty sẽ chi hơn 60 tỷ đồng để trả cổ tức.
Tại thời điểm cuối năm 2019, DP3 có hơn 54 tỷ đồng tiền và tương đương tiền, đầu tư nắm giữ đến ngày đáo hạn 105 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế chưa phân phối hơn 103,6 tỷ đồng.
Năm 2020, DP3 đặt kế hoạch doanh thu 400 tỷ đồng, lợi nhuận trước thuế 68 tỷ đồng, giảm 34% so với năm 2019, nhưng dự kiến chia cổ tức tối thiểu 40%.
Trong cơ cấu cổ đông của DP3, Tổng công ty Dược nắm giữ 22,1% vốn, Quỹ đầu tư giá trị Bảo Việt nắm giữ 4,7% vốn, cổ đông Nguyễn ĐÌnh Khái nắm giữ 13,9% vốn.
Tại Công ty cổ phần Đầu tư Xây dựng Dầu khí IDICO (ICN), năm 2019, doanh thu giảm 40%, lợi nhuận sau thuế hơn 33 tỷ đồng, tương đương năm 2018, nhưng ICN vẫn trả cổ tức 50%.
Công ty đã tạm ứng cổ tức đợt 1 tỷ lệ 20% (1 cổ phiếu nhận được 2.000 đồng) vào ngày 10/1/2020 và thông báo trả đợt 2 với tỷ lệ 30% (1 cổ phiếu nhận được 3.000 đồng) cho các cổ đông có tên trong danh sách chốt ngày 26/6/2020.
Cổ phiếu của doanh nghiệp chia cổ tức cao được nhiều nhà đầu tư quan tâm, nhưng nếu không tính toán kỹ, doanh nghiệp sẽ không còn nguồn tiền mặt để phát triển các dự án, giúp gia tăng quy mô và mang lại giá trị dài hạn cho các cổ đông.
Ngoài ra, trả cổ tức bằng tiền hay bằng cổ phiếu cũng cần được cân nhắc. Nhìn chung, các cổ đông mong muốn doanh nghiệp chia cổ tức bằng tiền mặt đến từ hoạt động kinh doanh hiệu quả, tăng trưởng qua các năm, để sau khi chia cổ tức, cổ đông không gặp phải cảnh sau khi bị điều chỉnh kỹ thuật, giá cổ phiếu “không thể ngóc đầu lên nổi” - “chia cổ tức cao cũng như không”.
Bạn muốn trở thành VIP/PRO trên 24HMONEY?
Liên hệ 24HMONEY ngay
Bình luận