Thị trường bất động sản Việt Nam
Chúng ta hay nói về mục tiêu an cư, rồi phân tích cung cầu, xong rồi tính toán rằng CĐT làm ra sản phẩm mà không bán được thì ắt hẳn phải giảm giá.
Nhưng có một sự thật không thể phủ nhận rằng, lúc BĐS sôi động nhất, CĐT ra nhiều hàng nhất cũng là lúc giá tăng nhanh nhất. Còn khi CĐT bị kẹt pháp lý, không có hàng bán, thì BĐS đi ngang, đôi khi giảm chút đỉnh. Dường như nó không đi theo quy luật cung cầu thông thường.
Lý do là ở VN, bất động sản được coi như một "Sản phẩm tài chính", nghĩa là nhu cầu ở đây là nhu cầu đầu tư chứ không phải an cư. Với như cầu đầu tư thì thị trường thanh khoản tốt giá sẽ tăng, thanh khoản kém, giá sẽ đi ngang hoặc giảm, nó không liên quan nhiều đến lượng sản phẩm. Nếu theo các thông tin thu thập thì ở VN có tới 80% nhu cầu mua BĐS là để đầu tư.
Thờ gian này, BĐS đang đứng, và chúng ta cảm nhận rõ nền kinh tế nó đình trệ. Cũng không biết là do BĐS khiến nền kinh tế đình trệ hay do nền kinh tế khiến BĐS đứng. Khi nền kinh tế đình trệ, chúng ta cảm giác thiếu tiền ở khắp nơi, hồi trước kiếm tiền dễ hơn thời nay.
Có người phân tích bảo cảm giác thiếu tiền là do vòng xoay tiền nó giảm. Nghĩa là cùng 1 lượng tiền đó nhưng nó xoay nhiều vòng thì chúng ta cảm giác có nhiều tiền, còn nó xoay ít thì cảm giác thiếu. Mà ở Việt Nam thì Bất động sản nó như là cái "máy bơm" cho tiền xoay vậy.
Khi cái "máy bơm" này quay chậm lại thì tiền cũng ít xoay lại, vì suy cho cùng ở VN chúng ta người ta không biết làm gì nhiều ngoài đầu tư Bất động sản cả. Chỉ khi nào BĐS sôi động thì tiền lại mới nhiều, còn không thì người ta gửi tiền vào ngân hàng chờ lấy lãi.
Và vấn đề nó nằm ở đây. Nếu muốn tiền dồi dào thì BĐS phải tăng, mà ghìm BĐS thì tiền thiếu. Cái chúng ta muốn là nền kinh tế phát triển, sôi động, nhưng bù lại thì giá BĐS đừng tăng. Nhìn chung là hơi khó.
Một số nơi trên thế giới, người ta giao dịch BĐS với mục đích để ở là chính, ví dụ họ mua nhà vì đổi nhà chứ không như ở Việt Nam. Khi mua nhà với nhu cầu ở thì người ta không quan tâm lắm đến độ tăng giá hay không, và việc dự báo nhu cầu cũng dễ hơn dựa trên tăng trưởng dân số, mức độ dịch chuyển cư dân, chứ như Việt Nam với nhu cầu đầu tư thì rất khó để dự báo nhu cầu, vì chỉ cần lời thì nhu cầu sẽ tăng vọt trong thời gian ngắn và ngược lại.
Có một điều chắc chắn, nếu muốn giá nhà không tăng nhanh thì phải đổi mục tiêu khi mua nhà, khi mua nhà để ở thì thị trường sẽ hoạt động đúng cung cầu hơn, còn cứ coi nhà như 1 sản phẩm tài chính, mua thì muốn lời mà lại muốn nó không tăng, thì hơi bất hợp lý.
Thật ra ở Việt Nam thì không có mấy người "Vô gia cư", lý do chúng ta không có nhiều người nhập cư, và vì phong cách sống theo nhiều thế hệ, thì hầu như ai cũng có "Nhà để về" chứ hiếm ai hoàn toàn vô gia cư.
Chúng ta chỉ thiếu nhà ở trung tâm thành phố thôi, chứ gần như ai cũng có căn nhà ở quê, nó có thể không phải đứng tên chúng ta, nhưng chúng ta hoàn toàn có thể coi nó là Nhà của mình, về ở cả tháng cũng không bị đuổi đi. Vì những dịp Tết, hay những lúc khó khăn bươn chải ở TP lớn, chúng ta vẫn có Nhà để về.
Theo dõi người đăng bài
Tiếp cận các chuyên gia VIP/PRO hàng đầu của 24HMONEY
Nhận ngay bài viết tài chính chuyên sâu
Bạn muốn trở thành VIP/PRO trên 24HMONEY?
Liên hệ 24HMONEY ngay
Bình luận