Tăng trưởng tín dụng mạnh: Thị trường vào sóng lớn cuối năm 2023
Trong 6 tháng đầu năm 2023, dư nợ tín dụng nền kinh tế đạt trên 12.49 triệu tỷ đồng, tăng 4.73%, thấp hơn so với các năm gần đây và ằng thời kì Covid.
Vậy hiện tại, tín dụng bứt phá trở lại có tác động như thế nào đến thị trường chứng khoán? Thị trường có thực sự xấu như nhiều nhà đầu tư đang nghĩ?...
Mời nhà đầu tư tham khảo bài viết dưới đây để có thêm góc nhìn tổng quan và chính xác nhất về tiềm năng của thị trường, từ đó đưa ra được các quyết định đầu tư tối ưu nhất nhé!
I. TRẠNG THÁI TÍN DỤNG HIỆN TẠI
- Tăng trưởng tín dụng là một sự gia tăng trong giá trị dư nợ cho vay trong khu vực tư nhân (là các cá nhân và các tổ chức). Một khi quy mô tín dụng gia tăng, khách hàng có thể vay được nhiều tiền hơn để sử dụng cho các mục đích khác nhau.
- Theo Phó Giám đốc Ngân hàng Nhà nước chi nhánh TP.HCM Nguyễn Đức Lệnh, tín dụng thành phố đến cuối tháng 8 đạt 3.33 triệu tỷ đồng, tăng 3.26% so với cuối năm 2022 và tăng 5.62% so với cùng kỳ. Riêng tháng 8 tăng gần 1%.
- Tín dụng tăng trở lại cho thấy rõ nguồn tiền đã bắt đầu chảy vào Doanh nghiệp và đời sống, nghĩa là ngân hàng đã có giải ngân, không còn chỉ nằm trên giấy tờ thông tư nữa. Dòng vốn tái sản xuất, tiêu dùng tăng trưởng trở lại sẽ thúc đẩy nền kinh tế phục hồi.
- Bên cạnh đó, về phía ngân hàng cũng phần nào không bị áp lực về chi phí vốn cho huy động, hệ thống bank sẽ giảm dần và không còn tình trạng dư thừa tiền. Từ đó, những chính sách nhà nước cũng sẽ hạn chế hút tiền trở lại.
II. LÝ DO TÍN DỤNG TĂNG TRỞ LẠI
1. Do Lãi suất rẻ
- Từ đầu năm 2023 đến nay, Chính Phủ đã liên tục thực hiện các chính sách hạ lãi suất để hỗ trợ nền kinh tế, điều này cũng làm tín dụng tăng trở lại.
- Ở giai đoạn trước khi lãi suất tăng cao, kinh tế khó khăn thì các Doanh nghiệp sẽ hạn chế, hay thậm chí là không đi vay để làm ăn kinh doanh.
- Tuy nhiên, ở thời điểm hiện tại, lãi suất rẻ sẽ kích thích nhu cầu đi vay trở lại của các Doanh nghiệp. Từ đó, tín dụng sẽ bắt đầu hồi phục tăng trở lại.
=> Với các yếu tố như: Nền kinh tế có dấu hiệu tích cực hơn; Ngành sản xuất, xuất khẩu dần phục hồi; Lãi suất tiếp tục giảm mạnh…Tốc độ tăng trưởng tín dụng các tháng cuối năm được dự báo sẽ tiếp tục tăng trưởng.
2. Do nền kinh tế bắt đầu có dấu hiệu hồi phục
a. Xuất khẩu đã tạo đáy
- Theo số liệu của Tổng cục Hải quan, tổng trị giá xuất nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam ước đạt 316.64 tỷ USD trong nửa đầu năm, giảm 15.1% so với cùng kỳ năm 2022.
- Nguyên nhân của sự sụt giảm đến từ nhu cầu yếu đi của các thị trường xuất khẩu trong bối cảnh lãi suất tăng cao và suy giảm tăng trưởng.
- Tuy nhiên, sau 2 quý liên tục suy giảm, hầu hết các ngành đã ghi nhận giá trị xuất khẩu tăng trưởng dương so với quý trước đó trong quý 2/2023. Chỉ số “Niềm tin người tiêu dùng” (Consumer Confidence Index) tại một số thị trường xuất khẩu chính như Mỹ hay Trung Quốc cũng đang tăng trở lại sau khi chạm đáy vào quý 4/2022 và quý 1/2023...
b. Chỉ số PMI tăng trên 50 điểm sau 6 tháng
- Chỉ Số PMI đo lường mức độ hoạt động của các giám đốc thu mua trong ngành sản xuất.
- PMI trên 50 tức là nền kinh tế đang “tăng trưởng” so với tháng trước. Ngược lại, PMI dưới 50 phản ánh nền kinh tế “suy giảm” so với tháng trước.
- Chỉ số PMI ngành sản xuất Việt Nam trong tháng 8 đã tăng trở lại lên trên ngưỡng 50 điểm lần đầu trong 6 tháng. Trong đó có 3 điểm nhấn nổi bật: Sản lượng và số lượng đơn đặt hàng mới tăng trở lại; Việc làm tiếp tục giảm nhẹ; Chi phí đầu vào và giá cả đầu ra tăng.
- Chỉ số PMI ngành Sản xuất Việt Nam tháng 8/2023 đã tăng trở lại cho thấy các điều kiện kinh doanh trong ngành sản xuất đã tạo đáy và hồi phục.
III. ĐÁNH GIÁ SIMPLEINVEST
Theo quan điểm của SimpleInvest, khi tín dụng tăng mạnh sẽ giúp cho dòng tiền từ ngân hàng bơm ra nền kinh tế, từ đó giúp nền kinh tế phục hồi và phát triển, kéo theo các doanh nghiệp hoạt động trở lại, kết quả kinh doanh sẽ tăng trưởng bởi nền 2022 thấp. Nhờ vậy, thị trường chứng khoán sẽ phục hồi mạnh mẽ, dòng tiền sẽ tiếp tục tham gia vào thị trường.
1. Kết quả kinh doanh tăng trưởng trở lại
- Nhờ vào các chính sách của Chính phủ liên tục bơm ra nền kinh tế để hỗ trợ doanh nghiệp, thông thường sẽ có độ trễ để nền kinh tế bắt đầu ngấm dần các chính sách và sắp tới sẽ bước qua giai đoạn các Doanh nghiệp làm ăn kinh doanh trở lại, từ đó tăng trưởng về doanh thu lợi nhuận.
- Bên cạnh đó, nền kết quả kinh doanh quý 3, quý 4/2022 ở mức thấp, đặc biệt là quý 3/2022 đối với nhiều ngành nghề và quý 4/2022 đối với toàn thị trường.
=> Điều này sẽ giúp cho kết quả kinh doanh 2 quý cuối năm sẽ tăng trưởng trở lại khi có lợi thế nền quý trước thấp (Kết quả kinh doanh so sánh với cùng kỳ)
2. Dòng tiền vào thị trường chứng khoán sẽ tiếp tục tăng mạnh
- Theo thống kê về tổng tiền gửi tại các tổ chức tín dụng (TCTD), thời điểm từ tháng 9/2022 trở đi, lượng tiền gửi vào các TCTD tăng rất mạnh mẽ. Tới thời điểm hiện tại cũng đã đến gần kỳ đáo hạn của các khoản tiền gửi này.
- Trong bối cảnh lãi suất liên tục hạ về các mức thấp, thị trường chứng khoán hồi phục mạnh mẽ và mang lại lợi nhuận tốt sẽ giúp thu hút dòng tiền từ kênh tiết kiệm chuyển qua kênh chứng khoán.
=> Dòng tiền sẽ tiếp tục đổ vào thị trường chứng khoán trong giai đoạn tới giúp thanh khoản gia tăng mạnh mẽ và bước vào con sóng lớn trong cuối 2023 và 2024.
3. Tập trung các ngành có câu chuyện
- Xu hướng của thị trường sẽ hồi phục và bật tăng trở lại trong 3 tháng cuối năm 2023. Tuy nhiên, sẽ có điểm khác biệt mà nhà đầu tư cần chú ý là giai đoạn tới, dòng tiền sẽ có sự phân hóa rõ nét.
=> Đã qua giai đoạn kỳ vọng từ các tin tức ngắn hạn, không còn việc mua cổ phiếu nào cũng có lợi nhuận. Mà dòng tiền sẽ tập trung thu hút vào các cổ phiếu, doanh nghiệp có câu chuyện thực sự và kỳ vọng tăng trưởng tốt về kết quả kinh doanh trong cuối 2023 và 2024.
Bạn muốn trở thành VIP/PRO trên 24HMONEY?
Liên hệ 24HMONEY ngay
Bình luận