Tại sao chúng ta cần phân bổ tài sản khi đầu tư và các sản phẩm chứng chỉ quỹ, trái phiếu giúp ích gì trong việc phẩn bổ này?
Trong đầu tư, rủi ro và lợi nhuận là 2 mặt kết dính với nhau không thể tách rời. Lợi nhuận có thể dễ dàng tính toán còn rủi ro làm sao đo lường được để có thể tạo ra 1 danh mục sao cho vẫn sinh lời, nhưng dựa trên mức thua lỗ ước tính được. Ví dụ với 1 khỏan đầu tư 1 tỷ VND, làm sao tôi chỉ chấp nhận mức thua lỗ tối đa là 150 triệu VND, tương đương 15% , và lợi nhuận vẫn phải có với hiệu suất cao nhất có thể?
Nhà kinh tế học người Mỹ Harry Markowitz là người đi tiên phong trong việc giải quyết vấn đề này trong bài báo “Portfolio Selection” ("Lựa chọn danh mục đầu tư"), được xuất bản trên Tạp chí Tài chính năm 1952. Sau đó, ông được trao giải Nobel cho công trình nghiên cứu “Modern Portfolio Theory” - MPT (“Lý thuyết danh mục đầu tư hiện đại”).
Một thành phần quan trọng của lý thuyết MPT là đa dạng hóa. Hầu hết các khoản đầu tư đều có đặc tính rủi ro cao, lợi nhuận cao hoặc rủi ro thấp , lợi nhuận thấp. Nhưng Markowitz lập luận rằng các nhà đầu tư có thể đạt được kết quả tốt nhất của họ bằng cách chọn một kết hợp tối ưu của cả hai dựa trên đánh giá về khả năng chấp nhận rủi ro của cá nhân họ.
Có thể gói gọn lý thuyết MPT như sau: Trục tung Expected return là lợi nhuận kỳ vọng, trục hoành standard deviation – độ lệch chuẩn tượng trưng cho mức độ biến động tăng giảm của giá trị tài sản – rủi ro khi đầu tư. Ví du: standard deviation = 15% thì giá trị tài sản có thể tăng hoặc giảm 15%.
Tập hợp các danh mục tài sản có tính rủi ro (có thể xảy ra thua lỗ khi đầu tư là vòng cung Opportunity set of risky assets). Chúng ta có thể thấy ở nửa trên của vòng cung (efficient frontier) – các điểm P, E khi so với nửa dưới vòng cung thì cùng 1 mức standard deviation thì lợi nhuận kỳ vọng ở các điểm này luôn cao hơn (đối chiếu qua cột bên trái). Ví dụ của danh mục tải sản này mình lấy là danh mục đầu tư hoàn toàn là cổ phiếu nhưng đã được đa dạng hóa rất tốt để tránh các rủi ro phi hệ thống . Rủi ro phi hệ thống là các rủi ro đặc thù xảy đến cho 1 doanh nghiệp hay 1 nhóm ngành hay 1 công ty, gồm các rủi ro: rủi ro kinh doanh, rủi ro quản lý, rủi ro tài chính. Vì vậy danh mục này nên bao gồm chứng chỉ quỹ mở như chứng chỉ quỹ VNDAF của Vndirect. Quỹ VNDAF phẩn bổ vào 17 ngành khác nhau, bao gồm các cty có giá trị tăng trưởng bền vững nhất thị trường
Nhưng đó vẫn chưa là danh mục tối ưu cho đến khi kết hợp với 1 tài sản phi rủi ro. Tài sản phi rủi ro có thể không đúng với lý thuyết là lấy trái phiếu chính phủ nhưng ở đây có thể chọn ví dụ là trái phiếu Dbond của Vndirect – Dbond là trái phiếu do Vndirect cam kết mua lại nên lãi suất sẽ dc set ở mức cố định như lãi tiết kiệm có kỳ hạn nhưng lại cao hơn – 8.6%/ năm cho kỳ hạn 365 ngày + % khi gửi tiền ở mốc 500 triệu trở lên. Và rủi ro VND phá sản, ko thực hiện đúng nghĩa vụ mua lại cũng khó có khả năng xảy ra trong thời điểm hiện tại.
Thì khi kết hợp 2 loại tài sản: rủi ro và phi rủi ro thì mình sẽ có được đường CAL (Capital alllocation line) – đường phân bổ vốn. Các điểm trên đường này khi so với vòng cung Opportunity set of risk thì lại có mức sinh lợi cao hơn trên cùng 1 mức rủi ro.
Nhưng 1 danh mục hoàn chỉnh được tạo ra cho từng cá nhân khác nhau lại dựa vào khẩu vị rủi ro của từng người. Đường indifference curve- đường bàng quang thể thể hiện điều này. Indifference curve cong lên với giả định rằng ai cũng sợ rủi ro – chỉ chấp nhận 1 đơn vị rủi ro tăng thêm thì phải đạt được 1 mức tăng trưởng vượt trội. Ví dụ: tôi chỉ chấp nhận mức thua lỗ 15% -150 triệu với mức đầu tư 1 tỷ đồng, và ở mức rủi ro này lợi nhuận kỳ vọng của tôi là 20%. Tôi có thể thử mạo hiểm và lỗ ở mức 16%, 17% nhưng lợi nhuận kỳ vọng phải đạt từ 25%-30% tương đương 250-300 triệu.
Vậy với 1 danh mục cổ phiếu riêng lẻ hay all in 1 cổ phiếu thì vẫn kiếm được lợi nhuận cao khi đầu tư nhưng mức thua lỗ lại vượt quá sự chịu đựng của chúng ta. Thông thường yếu tố rủi ro bị bỏ qua không được nhắc đế nhiều. Nhưng nếu nhìn cả 2 mặt lợi nhuận rủi ro, ta có thể thấy rằng bằng cách kết hợp các loại tài sản có rủi ro thấp, được đa dạng hóa để giảm thiểu rủi ro đặc thù như Dbond, chứng chỉ quỹ VNDAF, ta có thể giảm thiểu rủi ro của 1 danh mục đầu tư hoàn toàn bằng cổ phiếu riêng lẻ với mức độ biến động cao để tìm dc mức lợi nhuận cao nhất cho sự thua lỗ trong mức chịu đựng của mình. Từ đó việc đầu tư sẽ không còn nghiêng về việc được ăn cả ngã về không mà hướng tới sự khoa học và bài bản hơn.
Một ví dụ: chúng ta có 1 tỷ đồng và quyết định bỏ 70% vào cổ phiếu và 30% vào trái phiếu Dbond. Với mức kì vọng lợi nhuận cổ phiếu ở mức 40%, dbond cố định 8.6%. Ta có tổng lợi nhuận kỳ vọng = 0.7*40%+ 0.3*8.6% = 30.58%. Và trong những lúc giá cổ phiếu dao động giảm 20%. Tương đương danh mục chịu thiệt hại -20%*0.7= -14% +0.3*8.6%= - 11.42% chúng ta vẫn có thể bình tĩnh nắm giữ và xem xét tình hình để ra quyết định vì -11.42% vẫn nhỏ hơn mức thua lỗ có thể chấp nhận -15%.
Trong 1 trường hợp khác 1 tỷ danh mục đầu tư hoàn toàn vào cổ phiếu với mức dao động giảm 20% => lúc đó chúng ta sẽ bị choáng ngợp và khó có thể đưa ra quyết định chính xác
Tuấn Anh
Liên hệ để được tư vấn SĐT/Zalo: 0364973698 - Tuấn Anh Chuyên viên quản lý tài sản Vndirect
Theo dõi người đăng bài
Tiếp cận các chuyên gia VIP/PRO hàng đầu của 24HMONEY
Nhận ngay bài viết tài chính chuyên sâu
Bạn muốn trở thành VIP/PRO trên 24HMONEY?
Liên hệ 24HMONEY ngay
Bình luận