24HMoney
Install 24HMoneyTải App
copy link
menu
Hoàng Anh Tuấn Vip
24HMoney đã kiểm duyệt 24HMONEY đã kiểm duyệt

Tại sao chính phủ Mỹ lại can thiệp vào thị trường sản xuất ô tô mạnh mẽ như thế?

Một thập kỷ "mất mát" của Nhật Bản và điểm kỳ dị giữa lệnh hành pháp của Tổng thống Ronald Reagan và thuyết "chính sách kinh tế mới" của lãnh tụ cộng sản Vladimir Lenin.

Bài số 2 của loạt bài viết " Sản xuất xuất khẩu ô tô và tiếp cận thị trường tài chính Hoa Kỳ, phải chăng chỉ là chuyện kinh doanh và kinh tế vi mô?"

Tóm lược ý chính trong bài viết trước.

Dẫn nhập - Có vẻ trên thực tế, hình như thuyết "chính sách kinh tế mới" của Lenin ra đời cách đây đúng 102 năm vẫn có liên quan tại Hoa Kỳ, trung tâm đại diện cho nền kinh tế tư bản chủ nghĩa.

Bối cảnh năm 2015, Volkswagen một hãng xe hơi của Đức, chiếm 70% thị phần thị trường động cơ diesel của Mỹ. Và trong chiến lược của mình, hãng công bố tầm nhìn và lộ trình mang tính chiến lược để trở thành hãng sản xuất ô tô số 1 thế giới.

Sự kiện pháp lý chống lại Volkswagen, khởi đầu từ cáo buộc của EPA, một tên viết tắt của cơ quan Bảo vệ Môi trường Hoa Kỳ, đã nhanh chóng "leo thang" thành một vụ án nghiêm trọng với cáo trạng rằng Volkswagen đã cài đặt phần mềm hạn chế phát thải trên hơn nửa triệu xe dùng động cơ Diesel ở Hoa Kỳ. Tổng cộng rất nhiều án phạt được đưa ra cả hình sự và dân sự, trong đó các cơ quan pháp luật bắt giữ tới 6 giám đốc điều hành của V.W vì liên quan đến vụ việc này.

Trong một trường hợp khác so sánh: scandal của hãng ô tô khổng lồ General Motors, một hãng ô tô của Mỹ liên quan tới bộ phận đánh lửa (ignition switches) của động cơ. Vụ việc gây lên cái chết của ít nhất 124 và được che giấu suốt 10 năm.

Cơ quan luật pháp Hoa Kỳ đã không truy tố, mà cho hãng ô tô GM này "tự nguyện" để chính phủ thu 900 triệu USD.

Tại sao chính phủ Mỹ lại can thiệp vào thị trường sản xuất ô tô mạnh mẽ như thế?

Một trụ sở làm việc của hãng GM.

_______

Liệu rằng đây có phải là sự can thiệp có tính chất chính trị, khi dùng cơ quan luật pháp để loại bỏ đối thủ cạnh tranh trực tiếp với các con cưng là ngành công nghiệp ô tô Mỹ hay không?

Ta không thể biết được và có lẽ không bao giờ biết câu trả lời rõ ràng.

Nhưng nếu nhìn vào tiền lệ tương tự như vậy xảy ra vào những năm đầu của thập niên 1980s. Và những gì dưới đây, hiếm được nhắc đến hoặc lý giải rõ ràng.

Năm 1981, khi đó 2 hãng xe hơi của Nhật Bản Honda với model Honda Arcord và Toyota với dòng Camry đã "làm mưa làm gió" trên thị trường xe tại Mỹ.

Với 1,9 triệu xe Nhật được bán ra chỉ riêng năm 1980 và xu hướng tiếp tục tăng lên, khi người tiêu dùng Mỹ ngày càng háo hức với hiện tượng kỳ lạ là những đặc tính dường như mâu thuẫn: chất lượng tin cậy, giá rẻ và tiết kiệm nguyên liệu lại cùng có mặt trên các dòng xe Honda Arcord và Toyota Camry.

Trước tình thế tất cả 3 hãng khổng lồ trong ngành Chrysler, Ford và có lẽ cả General Motors không thể chống đỡ được cạnh tranh, một thời gian ngắn sau khi tuyên thệ tổng thống, Ronald Reagan đã thành lập một ban chuyên trách [task force] ở cấp độ nội các [tương đương cấp bộ trưởng] để tìm giải pháp cứu nguy cho ngành công nghiệp ô tô Mỹ.

Các biện pháp trừng phạt các hãng sản xuất ô tô và toàn bộ xuất khẩu của Nhật Bản được thảo luận bí mật, nhưng cố tình "nhặt" các chi tiết để tiết lộ ra truyền thông - về các lựa chọn từ đánh thuế thật nặng theo thẩm quyền hành pháp của tổng thống [executive order] đến dự luật của quốc hội yêu cầu một số loại giới hạn đối với hàng nhập khẩu và cả sự sẵn sàng cho chiến tranh thương mại với Nhật Bản trong trường hợp leo thang trả đũa lẫn nhau.

Trong khi đó trên mọi diễn đàn, các học giả thuộc đủ ngành nghề từ kinh tế đến quân sự gióng lên cảnh báo về sự an nguy khi "nước Nhật mua cả thế giới", đồng thời nhắc nhở bóng gió rằng nước Nhật, nên nhớ tới thân phận rằng họ vẫn đang bị ch.iếm đóng và hơn nửa triệu quân nhân Mỹ đang đảm nhiệm an ninh cho họ.

Mục đích để tạo đủ sức ép, hậu thuẫn cho tổng thống Ronald Reagan yêu cầu chính phủ Nhật Bản bằng cách gì đó bắt buộc các hãng xe hơi của mình phải tự nguyện cắt giảm 300.000 xe mỗi năm xuất khẩu vào Mỹ. Và Nhật Bản đã chấp nhận.

Liệu các nhà hoạch định chiến lược của nước Nhật có hình dung rằng sự "tuân thủ" này không chỉ là tồi tệ cho ngành công nghiệp ô tô, mà còn là thảm họa đối với nền kinh tế của mình, khởi đầu cho sự suy thoái kéo dài sau đó của một trong những nền kinh tế lớn nhất thế giới.

Một đất nước không tài nguyên, phải nhập khẩu gần như toàn bộ nguyên liệu thô và dầu mỏ thì về nguyên tắc căn bản của kinh tế học là buộc phải lấy nguồn thu từ xuất khẩu để chi trả.

Một quyết định như vậy sẽ làm cán cân thanh toán đột ngột mất cân bằng nghiêm trọng.

Ta ngờ rằng họ [ban lãnh đạo và các chiến lược gia Nhật Bản] hẳn có biết. Nhưng hệ quả sau đó còn khủng khiếp hơn nhiều.

Một trong những tác nhân đóng góp trực tiếp là sự kiện trên tạo nên khủng khoảng dư thừa. Việc đột ngột thu hẹp quy mô sản xuất đã tạo nên một chuỗi đổ vỡ domino dây chuyền từ nguồn nhân lực, tổn thất tài chính đến suy giảm lòng tin của người tiêu dùng.

Cùng các tác nhân dư thừa khác như say sưa với mở rộng không ngừng, bùng nổ sản xuất do dự đoán tăng trưởng, nền “kinh tế bong bóng tài sản” và chính sách tiền tệ kém để đồng yên quá cao, tất cả tạo nên cuộc suy thoái lớn nhất kể từ kết thúc thế chiến lần 2 của Nhật Bản.

Sau này cả thế giới đều biết nó với tên gọi "thập kỷ mất mát", một thời kỳ đình trệ kinh tế kéo dài của Nhật Bản suốt thập niên 1990: tăng trưởng âm, nhiều ngân hàng đối mặt với gánh nặng xấu, thị trường chứng khoán suy thoái và cuối cùng bong bóng tài sản tan vỡ.

Tại sao chính phủ Mỹ lại can thiệp vào thị trường sản xuất ô tô mạnh mẽ như thế?

Ảnh. "Một thập kỷ mất mát của Nhật Bản"

Sự kiện trên [lệnh hành pháp của tổng thống Ronald Reagan can thiệp vào thị trường cạnh tranh thị trường ô tô với hãng xe xuất khẩu Nhật Bản] giống như một việc không thật hay chuyện giả tưởng vậy.

Khó mà hình dung rằng, tại xứ sở luôn tự hào về thị trường tự do, về ưu điểm của kinh tế tư bản. Trên thực tế, hình như thuyết "chính sách kinh tế mới" của Vladimir Lenin, lãnh tụ cộng sản vẫn liên quan.

Thực ra, chỉ công chúng bất ngờ.

Sự bất ngờ bởi tin rằng giới chính trị, cùng giới học giả tinh hoa từ đủ loại hình trường, viện rao giảng, đã ru ngủ số đông ngây thơ. Rằng, những lãnh đạo chính trị [tổng thống, quốc hội] và kinh tế [Cục Dự trữ Liên bang, Bộ Tài chính] đều là các fan trung thành của nhà kinh tế học Milton Friedman, người ủng hộ các nguyên tắc thị trường tự do hay fan của nhà kinh tế học phi chính thống Friedrich Hayek, nổi tiếng vì phản đối sự can thiệp của nhà nước vào thị trường và chống lại kế hoạch hóa tập trung.

Trong khi thực chất họ là tín đồ của một người không có "profile" liên quan tới kinh tế, một người sống tận thế kỷ 16: Niccolo Machiavelli, cha đẻ của môn khoa học chính trị hiện đại.

Họ chỉ tin vào triết lý của nhà triết học chính trị Machiavelli, rằng không có gì gọi là thiện - hay ác, tất cả chỉ có ý nghĩa phương tiện được sử dụng để đạt được mục đích. Thực dụng là quan điểm chi phối hành động.

Tại sao chính phủ Mỹ lại can thiệp vào thị trường sản xuất ô tô mạnh mẽ như thế?

Ảnh: Niccolo Machiavelli, cha đẻ của môn khoa học chính trị hiện đại.

Việc chính phủ của tổng thống Ronald Reagan hành động, phải nói rằng thô bạo và phi thị trường đối với chính đồng minh lớn nhất của mình tại khu vực Châu Á Thái Bình Dương đã nói lên hai thông điệp rõ ràng:

  • Kinh tế không tách khỏi chính trị.
  • Thứ hai và cũng là hệ quả, sản xuất ô tô phải đặt trong bối cảnh rộng của môi trường kinh tế - chính trị hơn chỉ bản thân thuần túy kinh tế vi mô.

Câu hỏi đặt ra là:

  • Tại sao chính phủ Mỹ lại can thiệp vào thị trường sản xuất ô tô mạnh mẽ như thế?
  • Hay nói cách khác ngành công nghiệp sản xuất ô tô có bí mật gì ghê gớm đến độ chính phủ Mỹ sẵn sàng chính trị hóa cơ quan luật pháp để truy sát công ty cạnh tranh, đến thực thi chính sách đối đầu với chính đồng minh của mình?

Còn tiếp ..

Phần 3 sẽ có câu trả lời và:

Thông tin bạn có thể ít được biết, một đất nước cường quốc năng lực công nghiệp như Hoa Kỳ, trái với hình dung thì trong 4 năm từ 1941 - 1945 cả ba hãng xe hàng đầu General Motors, Ford Motors và Chrysler lại chỉ có 139 xe (bạn không nghe nhầm đâu): tất cả là 139 xe xuất xưởng trong 4 năm ròng.

Tại sao chính phủ Mỹ lại can thiệp vào thị trường sản xuất ô tô mạnh mẽ như thế?

Ảnh: Tổng thống Ronald Reagan, người đã yêu cầu Nhật Bản phải tự giới hạn lượng ô tô xuất khẩu vào thị trường Mỹ.

  • Hanoi, 09/6/2024

© Hoàng Anh Tuấn

Theo dõi 24HMoney trên GoogleNews

Từ khóa liên quan

Bấm vào mỗi từ khóa để xem bài cùng chủ đề

Theo dõi người đăng bài

Hoàng Anh Tuấn Vip

Tiếp cận các chuyên gia VIP/PRO hàng đầu của 24HMONEY

Nhận ngay bài viết tài chính chuyên sâu

Bạn muốn trở thành VIP/PRO trên 24HMONEY?

Liên hệ 24HMONEY ngay

Cảnh báo Nhà đầu tư lưu ý
Cảnh báo
Cơ quan chủ quản: Công ty TNHH 24HMoney. Địa chỉ: Tầng 5 - Toà nhà Geleximco - 36 Hoàng Cầu, P.Ô Chợ Dừa, Quận Đống Đa, Hà Nội. Giấy phép mạng xã hội số 203/GP-BTTTT do BỘ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG cấp ngày 09/06/2023 (thay thế cho Giấy phép mạng xã hội số 103/GP-BTTTT cấp ngày 25/3/2019). Chịu trách nhiệm nội dung: Phạm Đình Bằng. Email: support@24hmoney.vn. Hotline: 038.509.6665. Liên hệ: 0908.822.699

Điều khoản và chính sách sử dụng



copy link
Quét mã QR để tải app 24HMoney - Giúp bạn đầu tư an toàn, hiệu quả