Sản xuất xuất khẩu ô tô và tiếp cận thị trường tài chính Hoa Kỳ, phải chăng chỉ là chuyện kinh doanh và kinh tế vĩ mô?
Hay hiểu biết khoa học chính trị hiện đại của Machiavelli và thuyết "chính sách kinh tế mới" của Lenin, có thể giúp tránh thảm họa hoặc phá sản doanh nghiệp [có thể xảy ra] khi tiếp cận thị trường ô tô tại Mỹ.
- Thông thường, lý thuyết tiếp cận rằng, hai hệ thống: kinh tế và hệ thống chính trị không giống nhau. Một hệ thống xác định cách vận hành đất nước và hệ thống kia [kinh tế] được vận hành để phân bổ nguồn lực, hàng hóa và dịch vụ.
Tại Hoa Kỳ, xứ sở tôn vinh "cha đẻ của kinh tế học" Adam Smith vì lý thuyết của ông về chủ nghĩa tư bản, thị trường tự do và cung cầu.
Nhưng có vẻ trên thực tế, hình như thuyết "chính sách kinh tế mới" của Lenin ra đời cách đây đúng 102 năm vẫn có liên quan tại trung tâm đại diện cho nền kinh tế tư bản chủ nghĩa và đóng góp cho thịnh vượng của họ. Vì lý do nào đó đã không một ai nói ra.
Vladimir Lenin, người đề ra chính sách được gọi là NEP - vào năm 1922, một "hệ thống kinh tế mới" bao gồm "thị trường tự do và chủ nghĩa tư bản, cả hai đều chịu sự kiểm soát của nhà nước".
________
"Đó là vấn đề kinh tế, đồ ngốc."
Thông điệp ấn dụ trong chiến dịch tranh cử năm 1992 của Bill Clinton.
Đêm ngày 3.12.2019, cảnh sát và công tố đã đ.ột kích trụ sở chính của Volkswagen, trong một hành động mang tính biểu tượng cao và cũng là dấu chấm hết cho hãng sản xuất xe hàng đầu thế giới của Đức.
Đây là bước đi cuối cùng trong chuỗi các sự kiện pháp lý chống lại Volkswagen, khởi đầu từ cáo buộc của EPA, một tên viết tắt của cơ quan Bảo vệ Môi trường Hoa Kỳ. Cáo buộc này đã tố cáo hãng xe Đức đã vi phạm tiêu chuẩn khí thải được đưa ra chỉ 1 năm trước đó [2014].
Sự kiện đã rất nhanh chóng "leo thang" thành một vụ án hết sức nghiêm trọng thành gian lận khí thải, với cáo trạng rằng Volkswagen đã cài đặt phần mềm hạn chế thông số phát thải trên hơn nửa triệu xe dùng động cơ Diesel ở Hoa Kỳ.
Phần tiếp, bất chấp Volkswagen chấp nhận bồi thường và chịu phạt với mọi yêu cầu của tòa án Hoa Kỳ, điển hình như khoản phạt lên tới 14,7 tỷ đô la. Cũng như những hệ lụy lớn của sự sụt giảm giá trị thị trường khi hơn một phần tư vốn hóa công ty đã bị xóa sổ, khi giá cổ phiếu được ghi nhận vào giữa năm 2016.
Nhưng, chánh án Charles Breyer một quan tòa cấp khu vực, người trực tiếp thụ lý vụ khí thải còn khuyến khích và ghi thêm vào phán quyết rằng người tiêu dùng có thể tham gia vào các vụ kiện tập thể.
Và đấy là khởi đầu cho giai đoạn cuối chấn hết với Volkswagen bằng chính hành động biểu tượng khi cảnh sát cùng công tố bố ráp tại trụ sở hãng xe này. Tổng cộng rất nhiều án phạt được đưa ra cả hình sự và dân sự, trong đó các cơ quan pháp luật bắt giữ tới 6 giám đốc điều hành của V.W vì liên quan đến vụ việc này.
Bản chất cốt lõi của vụ án theo cáo buộc là Volkswagen thiết lập hệ thống phần mềm để cài vào hệ thống xe để chuyển đổi giữa hai chế độ: vận hành trong thử nghiệm và thực hiện trên thực tế.
Trên thực tế với "công nghệ" này mang lại cho chiếc xe công suất lớn hơn. Với góc độ người sử dụng xe, [có thể gây tranh luận] rằng người dùng hưởng lợi khi sử dụng chiếc xe mạnh hơn.
Trên thực tế thì tất cả các nhà sản xuất ô tô đều điều chỉnh xe để kiểm tra tại mỗi thử nghiệm EPA đối với những dòng xe cho thị trường Mỹ ?
Tại sao lại bắt lỗi giống sự truy sát có tính chất t.ận d.iệt đối với Volkswagen và bỏ qua hay xử phạt nhẹ nhàng hơn với các trường hợp khác.
Ví dụ như vụ scandal lớn của hãng ô tô khổng lồ General Motors, một hãng ô tô của Mỹ [hãy ghi nhớ thông tin xuất sứ này để so sánh với xuất xứ Đức của WV] cũng trong năm 2014 liên quan tới bộ phận đánh lửa (ignition switches) của động cơ. Vụ việc này nghiêm trọng hơn nhiều [theo quan điểm của nhiều nhà quan sát trung lập] khi nó gây lên cái chết của ít nhất 124 khách hàng sử dụng xe GM và hơn nữa lại che giấu 10 năm trước khi bị phát hiện.
Nhưng kết quả ra sao? Cơ quan luật pháp Hoa Kỳ đã không truy tố, mà cho hãng ô tô GM này "tự nguyện" để chính phủ thu 900 triệu đô la !?
Chiếc khăn bịt mắt, tượng trưng cho công lý "mù lòa" trước áp lực bên ngoài của Nữ thần Công lý hình như một bên đã không che đủ. Nên "Bà" đã thực thi theo "tiêu chuẩn kép" chứ không phải tiêu chuẩn vàng.
Dĩ nhiên đây là nhận xét hài hước có tính cường điệu thôi.
Xong nếu nhìn vào bối cảnh rộng hơn, với thông tin rằng Volkswagen là một hãng xe hơi của Đức, hãng xe hơi này đang chiếm lĩnh tới 70% thị trường động cơ diesel của Mỹ [vào thời điểm đó 2014]. Hơn nữa trong chiến lược của mình, hãng công bố tầm nhìn và lộ trình mang tính chiến lược để trở thành hãng sản xuất ô tô số 1 thế giới. Điều này có nghĩa là hãng xe hơi Đức, "khách không mời" VW đang "ăn miếng bánh" trên chính bàn ăn của chủ nhà [Mỹ].
Hẳn là sẽ có người "nhíu mày":
Liệu rằng đây có phải là sự can thiệp có tính chất chính trị, khi dùng cơ quan luật pháp để truy sát một đối thủ cạnh tranh trực tiếp với các con cưng là ngành công nghiệp ô tô Mỹ hay không?
Ta không thể biết được và có lẽ không bao giờ biết câu trả lời rõ ràng.
Hết phần 1, trong loạt bài về ngành công nghiệp ô tô và start up doanh nghiệp sản xuất ô tô.
Hans Dieter Poetsch, Chủ tịch Ban Kiểm soát của Volkswagen AG và Chủ tịch Tập đoàn Volkswagen Matthias Mueller (Hình ảnh Carsten Koall / Getty)
Còn tiếp phần 2:
- Tại sao Nhật Bản lại rơi vào "một thập kỷ mất mát" khi mà các hãng ô tô Toyota Camry và dòng Honda Arcord làm mưa làm gió trên thị trường Mỹ?
- Hay thông tin bạn có thể ít được biết, một đất nước cường quốc năng lực công nghiệp như Hoa Kỳ, trái với hình dung thì trong 4 năm từ 1941 - 1945 cả ba hãng xe hàng đầu General Motors, Ford Motors và Chrysler lại chỉ có 139 xe (bạn không nghe nhầm đâu): tất cả là 139 xe xuất xưởng trong 4 năm ròng.
▮Hanoi, 09.6.2024
© Hoàng Anh Tuấn
Theo dõi người đăng bài
Bạn muốn trở thành VIP/PRO trên 24HMONEY?
Liên hệ 24HMONEY ngay
Bàn tán về thị trường