menu
24hmoney
Install 24HMoneyTải App
copy link
Trần Phong

SSI Research: Lợi nhuận doanh nghiệp nhiệt điện tiêu cực, nên chờ tới đầu năm 2022

Triển vọng lợi nhuận của các nhà máy nhiệt điện trong năm 2021 sẽ khá tiêu cực do công suất tăng mạnh ở nhóm năng lượng mặt trời, nhu cầu tiêu thụ điện còn thấp và chu kỳ thời tiết La Nina…

Báo cáo đánh giá triển vọng ngành điện năm 2021, SSI Research cho rằng: Triển vọng lợi nhuận của các nhà máy nhiệt điện trong năm 2021 sẽ khá tiêu cực.

Nguyên nhân do: Công suất tăng mạnh ở nhóm năng lượng mặt trời, nhu cầu tiêu thụ điện còn thấp do dịch Covid 19 khiến dư thừa nguồn cung và chu kỳ thời tiết La Nina. Do đó, sản lượng huy động và hiệu suất hoạt động của nhà máy nhiệt điện sẽ thấp hơn và kèm theo tỷ sản lượng theo hợp đồng (% Qc) cũng sẽ giảm do EVN ưu tiên huy động nguồn thuỷ điện. Do đó lợi nhuận của các công ty nhiệt điện sẽ bị ảnh hưởng tiêu cực từ áp lực tăng giá khí/than đầu vào.

Về giá than/khí đầu vào: Giá dầu nhiên liệu (FO), đại diện cho giá khí (46% FO) đã tăng bình quân 58% so với cùng kỳ từ đầu năm 2021. Có thể thấy một số công ty điện khí đặt kế hoạch giá khí khá cao, ví dụ như NT2 đặt kế hoạch giá khí là 7,2 USD/mbtu (tăng 21% so với cùng kỳ).

Theo quan điểm của SSI Research, giá than trong khu vực từ Australia và Indonesia cũng tăng sẽ áp lực cho Vinacomin (TKV) nâng giá bán than trong nước cho các nhà máy nhiệt điện. Sản lượng than nhập khẩu chiếm gần một nửa tổng lượng than tiêu thụ trong nước (và chủ yếu nhập khẩu từ Indonesia và Australia).

Tính bình quân từ đầu 2021 đến nay, giá than giao ngay của Australia loại 6000kcal/kg và giá than Indonesia loại 6322kcal/kg lần lượt tăng 35% và 26% so với cùng kỳ.

Ngoài ra, các nhà máy điện than sẽ phải đối mặt với áp lực vốn đầu tư lớn khoảng 1.800 - 2.000 tỷ đồng cho các dự án môi trường. Đối với một số nhà máy cũ như Nhiệt điện Phả Lại (PPC) sẽ là áp lực về vốn lớn khi phát sinh nhiều nhu cầu đầu tư vào nhà máy mới hoặc nâng cấp máy móc hiện có, cùng với chi phí cho dự án môi trường.

Mặc dù vậy, theo SSI Research, năm 2022, kỳ vọng cung cầu sẽ cân bằng hơn do tăng trưởng tiêu thụ điện ước tính có thể trở về mức bình thường. Nếu công suất điện mặt trời không thay đổi thêm và công suất điện gió được triển khai đúng theo với dự thảo Quy hoạch điện 8, tỷ lệ cung/cầu điện trên toàn quốc sẽ đạt mức cân bằng.

SSI Research: Lợi nhuận doanh nghiệp nhiệt điện tiêu cực, nên chờ tới đầu năm 2022
Cung - cầu điện toàn quốc dự kiến đạt mức cân bằng năm 2022.

SSI Research giả định tăng trưởng tiêu thụ điện trên toàn quốc năm 2022 sẽ phục hồi trở lại tăng khoảng 8,1% so với mức 6,6% trong năm 2021 và khoảng 2,5% trong năm 2020.

"Điều kiện thủy văn có thể kém thuận lợi hơn vào đầu năm 2022, sản lượng phát điện từ thủy điện có thể sẽ thấp hơn trong năm 2022. Do đó, sản lượng từ các nhà máy nhiệt điện sẽ phục hồi và các nhà đầu tư có thể xem xét đầu tư nhóm cổ phiếu nhiệt điện vào đầu năm 2022. Hiệu suất hoạt động của các nguồn năng lượng tái tạo dự kiến sẽ dần đạt mức thiết kế, thay vì tỷ lệ thấp bất thường vào năm 2021 do dư cung", báo cáo viết.

Theo dõi 24HMoney trên GoogleNews
Nhà đầu tư lưu ý
24HMoney đã kiểm duyệt

Từ khóa (bấm vào mỗi từ khóa để xem bài cùng chủ đề)

Bạn có muốn trở thành VIP/Pro trên 24HMoney? Hãy liên hệ với chúng tôi SĐT/ Zalo: 0981 935 283.

Để truyền thông cho doanh nghiệp, vui lòng liên hệ SĐT/ Zalo: 0908 822 699.

Hòm thư: phuongpt@24hmoney.vn
Thích Đã thích Thích
Bình luận
Chia sẻ
Cơ quan chủ quản: Công ty TNHH 24HMoney. Địa chỉ: Tầng 5 - Toà nhà Geleximco - 36 Hoàng Cầu, P.Ô Chợ Dừa, Quận Đống Đa, Hà Nội. Giấy phép mạng xã hội số 203/GP-BTTTT do BỘ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG cấp ngày 09/06/2023 (thay thế cho Giấy phép mạng xã hội số 103/GP-BTTTT cấp ngày 25/3/2019). Chịu trách nhiệm nội dung: Phạm Đình Bằng. Email: support@24hmoney.vn. Hotline: 038.509.6665. Liên hệ: 0908.822.699

Điều khoản và chính sách sử dụng



copy link
Quét mã QR để tải app 24HMoney - App Tài chính, Chứng khoán nhiều người dùng nhất cho điện thoại