SCIC công bố danh sách thoái vốn năm 2024
Theo danh sách mà SCIC công bố có 27 doanh nghiệp - trong đó có CTCP Tập đoàn Vinacontrol (mã VNC) và CTCP Phim truyện 1 là đã bán thành công.
Tổng công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn Nhà nước (SCIC) vừa công bố danh sách thoái vốn đợt 1 năm 2024 bao gồm 27 doanh nghiệp.
Theo đó, trong đó, có một số cái tên đáng chú ý đang giao dịch trên sàn chứng khoán như CTCP Xuất nhập khẩu Y tế Domesco (mã DMC-HOSE), CTCP Sách Việt Nam - - Savina (mã VNB-UPCoM), Tổng công ty Thuỷ sản Việt Nam - Seaprodex (mã SEA-UPcOM), CTCP Công trình GTVT Quảng Nam (mã QTC-HNX); CTCP Đầu tư nước và môi trường Việt Nam - CTCP (mã VIW-UPCoM); Công ty Nhựa Việt Nam (mã VNP-UPcOM); Tổng CTCP Điện tử và Tin học Việt Nam (mã VEC-UPCoM).
Mới đây, SCIC thông báo ngày 2/4/2024 sẽ đấu giá công khai 6.790.996 cổ phần của CTCP Sách Việt Nam - số 44 Tràng Tiền, Phường Tràng Tiền, Quận Hoàn Kiếm, TP Hà Nội với giá khởi điểm là 15.700 đồng /cổ phần, bước giá: 100 đồng/cổ phần. Công ty có vốn điều lệ hơn 679 tỷ đồng, ngành nghề kinh doanh là cho thuê văn phòng, kinh doanh và phát hành sách,…
Trước đó, Công ty cổ phần Chứng khoán Quốc tế Hoàng Gia (IRS)sẽ tổ chức phiên chào bán cạnh tranh theo lô cổ phần của Tổng công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn nhà nước tại Công ty cổ phần GP9 Hà Nội vào ngày 07/3/2024. Tuy nhiên, đến hết thời hạn đăng ký và đặt cọc (16h00’ ngày 28/02/2024) không có nhà đầu tư nào đăng ký tham gia.
Theo quy định tại Điều 13 Quy chế chào bán cạnh tranh theo lô cổ phần của Công ty cổ phần GP9 Hà Nội do Tổng Công ty đầu tư và Kinh doanh vốn Nhà nước sở hữu ban hành kèm theo Quyết định số 01/2024/QĐ-TGĐ ngày 30/01/2024 của Tổng Giám đốc Công ty cổ phần Chứng khoán Quốc tế Hoàng Gia, phiên chào bán cạnh tranh theo lô cổ phần không đủ điều kiện để tổ chức. Do đó, IRS thông báo không tổ chức phiên chào bán cạnh tranh theo lô cổ phần của Tổng công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn nhà nước tại Công ty cổ phần GP9 Hà Nội vào ngày 07/3/2024.
Mới đây, chia sẻ tại Hội nghị Công bố và triển khai Chiến lược phát triển đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2035 và Kế hoạch kinh doanh, Kế hoạch đầu tư phát triển đến năm 2025 của Tổng công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn Nhà nước (SCIC) ngày 18/1, ông Nguyễn Chí Thành, Chủ tịch Hội đồng thành viên SCIC, cho biết danh mục hiện nay của SCIC không còn nhiều doanh nghiệp hiệu quả, số lượng/giá trị doanh nghiệp tiếp nhận cũng không lớn.
“Do vậy, SCIC cần thiết phải đẩy mạnh hơn nữa hoạt động đầu tư, chuyển đổi mô hình hoạt hộng thành tổ chức tài chính thực hiện vai trò nhà đầu tư của Chính phủ”, ông Thành nói.
Theo SCIC, tính đến thời điểm này, danh mục của SCIC còn 113 doanh nghiệp, ngoại trừ 12 doanh nghiệp nắm giữ theo dự thảo Đề án cơ cấu lại SCIC, phần lớn còn lại là những doanh nghiệp kém hiệu quả, khó bán vốn.
Trong đó, 37 doanh nghiệp thuộc đối tượng sắp xếp lại, xử lý nhà, đất; 34 doanh nghiệp, gồm các doanh nghiệp thuộc diện giải thể phá sản, ngừng hoạt động, tỷ lệ sở hữu nhỏ, kinh doanh khó khăn… (có một số doanh nghiệp đã bán vốn 6 lần trở lên không thành công); 24 doanh nghiệp phải giải quyết các vướng mắc về pháp lý, công nợ, quyết toán vốn lần 2 mới đủ điều kiện bán vốn; 04 doanh nghiệp thuộc Thông báo số 281. Trong số này, chỉ có thể triển khai bán vốn khả thi đối với 09 doanh nghiệp...
Bạn muốn trở thành VIP/PRO trên 24HMONEY?
Liên hệ 24HMONEY ngay
Bình luận