menu
24hmoney
Install 24HMoneyTải App
copy link
PGS.TS Phạm Thế Anh

Quản lý thuế đối với doanh nghiệp có giao dịch liên kết có gì mới?

Những cam kết khi ra nhập WTO và các FTAs khác, nhìn chung Việt Nam không nên phân biệt đối xử giữa doanh nghiệp trong nước với doanh nghiệp nước ngoài.

Việc quản lý thuế đối với các doanh nghiệp có giao dịch liên kết nhằm chống tránh/trốn thuế cũng vậy. Tôi cũng cho rằng, không chỉ là vấn đề quản lý thuế với các doanh nghiệp có giao dịch liên kết, Việt Nam cũng nên dần xóa bỏ tất cả các ưu đãi thuế mang tính phân biệt đối xử mà các FDI đang thụ hưởng so với khu vực doanh nghiệp trong nước. Ưu đãi thuế với các "đại bàng" FDI chỉ nên dùng như một phương sách cuối cùng và phải có những ràng buộc cụ thể như chuyển giao công nghệ và chuỗi cung ứng chẳng hạn.

Hơn nữa, do Việt Nam đang áp dụng nhiều mức thuế ưu đãi khác nhau, tùy thuộc vào quy mô, tuổi đời và địa bàn hoạt động, nên giữa các doanh nghiệp trong nước cũng có thể có sự khác biệt về thuế suất TNDN. Do vậy, việc chống chuyển lợi nhuận không chỉ là câu chuyện của riêng doanh nghiệp nước ngoài.

NĐ132 hiện nay, hay NĐ20 trước đây, là một bước tiến lớn của BTC trong công tác quản lý thuế trong nỗ lực phòng chống chuyển giá/chuyển lợi nhuận theo tinh thần của chương trình BEPS mà nhiều nước OECD đang thực hiện. Khi triển khai ở Việt Nam, nội dung gây nhiều tranh cãi nhất là liên quan đến trần Tổng chi phí lãi vay/thu nhập trước lãi vay, thuế và khấu hao (EBITDA) được khấu trừ thuế.

Cần phải khẳng định rằng mục đích của NĐ132 hiện nay, hay NĐ20 trước đây, không hạn chế doanh nghiệp vay nợ mà chỉ hạn chế doanh nghiệp vay nợ từ các công ty liên kết (công ty bố mẹ, anh em, họ hàng…). Liên quan tới nội dung này, so với NĐ20, NĐ132 có những sửa đổi quan trọng như sau:

1. Khi tính tỷ lệ Tổng chi phí lãi vay/EBITDA để áp dụng mức trần, NĐ132 sử dụng Tổng chi phí lãi vay ròng, tức là Chi phí lãi vay sau khi trừ lãi tiền gửi và lãi cho vay.
2. Nếu Tổng chi phí lãi vay/EBITDA vượt quá mức trần quy định thì doanh nghiệp không được khấu trừ thuế. Tuy nhiên, NĐ132 cho phép các doanh nghiệp có phần chi phí lãi vay vượt trần này được chuyển sang kỳ tính thuế tiếp theo, nhưng không quá 05 năm. Điều này giúp cho các doanh nghiệp có đầu tư lớn (tài trợ bằng vay nợ) vào một năm nào đó có thể “phân bổ” chi phí lãi vay cho những năm kế tiếp.
3. Mức trần Tổng chi phí lãi vay/EBITDA được nâng từ 20% lên 30%. Về điểm này tôi chê BTC không đủ bản lĩnh để bảo vệ quan điểm của mình. Trước đây, chúng tôi có sử dụng dữ liệu điều tra doanh nghiệp hàng năm để tính toán thì thấy rằng số lượng doanh nghiệp có tỷ lệ Tổng chi phí lãi vay (không phải Tổng chi phí lãi vay ròng)/EBITDA là rất nhỏ, chỉ vài trăm DN FDI. Nếu loại bỏ những doanh nghiệp không có giao dịch liên kết đi nữa thì con số còn lại chẳng còn là bao. Lợi ích của việc áp trần Tổng chi phí lãi vay/EBITDA không chỉ dừng ở việc chống chuyển lợi nhuận, mà còn ở việc chống vốn vỏng, làm lành mạnh thị trường vốn, thị trường tín dụng, hạn chế những đặc quyền đặc lợi từ doanh nghiệp nhà nước so với doanh nghiệp tư nhân.

Ngoài ra, trước đây, theo giải thích của BTC, chi phí lãi vay dùng để tính trần Tổng chi phí lãi vay/EBITDA là chi phí lãi vay phát sinh giữa doanh nghiệp (có giao dịch liên kết) với bất kỳ bên nào (bất kể có giao dịch liên kết hay không). Tuy nhiên, theo đề xuất của tôi trước đây, chi phí lãi vay này chỉ nên là chi phí lãi vay từ bên cho vay mà doanh nghiệp có quan hệ liên kết. Rất tiếc, tôi chưa thấy điểm này được NĐ132 làm sáng tỏ hơn so với NĐ20. Có lẽ đây sẽ là điểm mà doanh nghiệp cần có sự giải thích/hướng dẫn trong thời gian tới. Nếu điểm này được áp dụng như đề xuất của tôi thì có lẽ sẽ không cần phải nâng trần Tổng chi phí lãi vay/EBITDA lên 30%.

Theo dõi 24HMoney trên GoogleNews
Cảnh báo Nhà đầu tư lưu ý
24HMoney đã kiểm duyệt 24HMoney đã kiểm duyệt

Từ khóa (bấm vào mỗi từ khóa để xem bài cùng chủ đề)

Bạn có muốn trở thành VIP/Pro trên 24HMoney? Hãy liên hệ với chúng tôi SĐT/ Zalo: 0981 935 283.

Để truyền thông cho doanh nghiệp, vui lòng liên hệ SĐT/ Zalo: 0908 822 699.

Hòm thư: phuongpt@24hmoney.vn
PGS.TS Phạm Thế Anh

Bấm theo dõi để nhận thêm nội dung bổ ích từ chuyên gia này.

Tìm hiểu thêm về chuyên gia.

Hãy chọn VIP/PRO hàng đầu để nhận kho bài viết chuyên sâu

Cơ quan chủ quản: Công ty TNHH 24HMoney. Địa chỉ: Tầng 5 - Toà nhà Geleximco - 36 Hoàng Cầu, P.Ô Chợ Dừa, Quận Đống Đa, Hà Nội. Giấy phép mạng xã hội số 203/GP-BTTTT do BỘ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG cấp ngày 09/06/2023 (thay thế cho Giấy phép mạng xã hội số 103/GP-BTTTT cấp ngày 25/3/2019). Chịu trách nhiệm nội dung: Phạm Đình Bằng. Email: support@24hmoney.vn. Hotline: 038.509.6665. Liên hệ: 0908.822.699

Điều khoản và chính sách sử dụng



copy link
Quét mã QR để tải app 24HMoney - Giúp bạn đầu tư an toàn, hiệu quả