QTP - Kết quả kinh doanh quý I nhiều rủi ro
Để tiếp nối chuỗi bài viết về phân tích tiềm năng doanh nghiệp CTCP Nhiệt điện Quảng Ninh (QTP), trong bài viết này chúng tôi sẽ dự phóng KQKD của QTP trong quý 1/2023 và đưa ra khuyến nghị đầu tư phù hợp.
Link bài viết phần 1: https://24hmoney.vn/posts/qtp-chu-ky-dien-tro-lai-c30a1852747.html
QTP sử dụng than (nguyên liệu quan trọng nhất), điện và nước để sản xuất điện và bán ra theo hợp đồng PPA hoặc thị trường cạnh tranh nên để dự phóng được kết quả kinh doanh của QTP chúng tôi tập trung phân tích đầu ra và đầu vào của doanh nghiệp.
I. Dự phóng KQKD Quý 1
a. Đầu ra
Theo số liệu chúng tôi thống kê lại từ EVN, thì sản lượng sản xuất điện toàn ngành 3 tháng đầu năm không có sự tăng trưởng svck, thậm chí còn giảm nhẹ. Phân tách từng nguồn sản xuất điện ta có thể thấy, không chỉ riêng điện than mà các nguồn cung cấp điện chính là thủy điện, điện khí, năng lượng tái tạo đều giảm. Từ đó cho chúng tôi đánh giá nhu cầu điện đầu năm nay tương đối thấp, tăng trưởng toàn ngành điện trong quý 1/2023 không được khả quan. QTP mặc dù là doanh nghiệp đứng đầu cung cấp nhiệt điện than ở miền bắc, nhưng cũng không tránh được chu kỳ vận động của toàn ngành, nên sản lượng 3 tháng đầu năm nay của doanh nghiệp cũng sẽ không có nhiều đột biến.
Trong phần 1 về đánh giá tiềm năng QTP chúng tôi đã phân tích khá kỹ về các loại hợp đồng điện. Và chúng ta cũng biết được rằng QTP sẽ có lợi khi bán điện theo hợp đồng PPA vì được EVN bao tiêu theo tỷ lệ α đảm bảo giá đầu ra + biên lợi nhuận khoảng 12% trở xuống.
Tuy nhiên năm 2022 vừa qua EVN đã có 1 kết quả kinh doanh không tốt khi giá bán đầu ra không kịp điều chỉnh với tốc độ tăng của giá nhập đầu vào. Vì vậy hiện tại EVN vẫn phải ưu tiên các nguồn cung cấp điện rẻ. Quý 1 tình hình thời tiết vẫn ở pha trung tính nên thủy điện có sản lượng tương đối ổn định so với 2022 vì thế nhiệt điện chưa được hưởng lợi từ yếu tố thời tiết trong quý 1/2023.
Thời gian gần đây chúng ta cũng nhận được thông tin doanh nghiệp nhiệt điện HND có giá bán điện thấp thứ 2 chỉ sau QTP, có tỷ lệ α EVN đề xuất chỉ là 75% và dự kiến doanh thu đi xuống trong 2 tháng đầu năm. Vì thế nhiều khả năng QTP cũng chỉ nhận được mức tỷ lệ tương tự.
Như vậy ta có thể thấy dù là sản lượng hay giá bán thì quý 1 năm nay QTP cũng không có nhiều lợi thế và nếu tính trường hợp xấu thì còn giảm so với Q1/2022.
b. Đầu vào
Như chúng ta đã biến than là nguyên liệu quan trọng nhất của QTP. Về nguồn sản xuất than trong nước Q1 năm nay có mức sêm sêm với cùng kỳ khoảng 11.6 triệu tấn. Tuy nhiên chỉ số giá lại tăng hơn 20% svck. Về nguồn nhập khẩu thì cả sản lượng và giá nhập khẩu đều giảm. Vì thế 2 biến số này gần như triệt tiêu cho nhau.
II. Điểm rơi lợi nhuận của QTP rơi vào từ quý 2 năm nay
Từ bảng công suất lắp đặt điện theo từng miền ta có thể thấy, cơ cấu nguồn cấp điện tại miền Bắc thủy điện chiếm khoảng 40%, nhiệt điện than khoảng 50%, điện tái tạo cực kỳ ít và điện khí gần như không có.
Nếu trong trường hợp thời tiết khô hạn thì thủy điện không thể đáp ứng được nhu cầu thì buộc EVN phải nhập điện từ nhiệt điện than và bao tiêu các doanh nghiệp này để đảm bảo lượng điện. Tại bài phân tích trước, ta cũng đã xác định được câu chuyện thời tiết vào pha khô hạn từ quý 2 năm nay nên với vị trí là doanh nghiệp điện có mức giá bán điện thấp nhất miền bắc thì QTP sẽ là doanh nghiệp được hưởng lợi đầu tiên.
Bạn muốn trở thành VIP/PRO trên 24HMONEY?
Liên hệ 24HMONEY ngay
Bình luận