POW - Nhiệt điện khí còn nhiều triển vọng
Tổng Công ty Điện lực Dầu khí Việt Nam - CTCP (HOSE: POW) là doanh nghiệp nổi bật trong ngành điện. Việc tăng cường phát triển nhiệt điện khí sẽ giúp triển vọng của POW tích cực trong những năm tới.
An ninh năng lượng đang là vấn đề nóng
Nhu cầu sử dụng điện liên tục tăng trong những năm gần đây. Tốc độ công nghiệp hóa và đô thị hóa ở mức cao khiến hoạt động sản xuất điện hiện tại phải nỗ lực và liên tục phát triển để đáp ứng cho nhu cầu sinh hoạt và sản xuất. Trong giai đoạn 2022-2023, tăng trưởng GDP đã vượt qua tăng trưởng sản lượng điện, gây ra nguy cơ thiếu điện nghiêm trọng.
Bộ Công Thương đã phê duyệt Kế hoạch cung cấp điện và vận hành hệ thống điện quốc gia năm 2024 tại Quyết định số 3110/QĐ-BCT. Theo đó, tổng lượng điện năng sản xuất của các nhà máy điện (tại đầu cực máy phát) và nhập khẩu của toàn quốc năm 2024 là 306.259 tỷ kWh, tăng 9.14% so với cùng kỳ năm trước. Nếu có thể đạt được mục tiêu này, an ninh năng lượng sẽ được đảm bảo.
Tốc độ tăng trưởng sản lượng điện và GDP giai đoạn 2013-2024F
(Đvt: Phần trăm (%))
Tổng sản lượng sản xuất và nhập khẩu toàn hệ thống cũng liên tục tăng trưởng qua các năm với tỷ lệ tăng trưởng kép hàng năm (CAGR - Compounded Annual Growth Rate) giai đoạn 2013- 2023 lên đến 8.18%.
Sản lượng điện toàn hệ thống giai đoạn 2013-2024F
(Đvt: Tỷ kWh)
Nhiệt điện khí “sáng cửa” trong tương lai
Chuỗi giá trị ngành điện bao gồm 3 khâu chính: sản xuất, phát điện; điều độ, truyền tải; phân phối, bán lẻ. Sản xuất, phát điện cần một lượng vốn rất lớn nên đây là khâu có sự tham gia của các đơn vị ngoài Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN). Trong đó, các nhà đầu tư lớn nhất bao gồm: Các Tổng công ty Phát điện (EVNGENCO), Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) và Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam (Vinacomin).
Điều độ, truyền tải điện là khâu chịu hoàn toàn sự quản lý của EVN, do đây là hoạt động có liên quan đến quốc phòng, an ninh và đảm bảo lợi ích quốc gia theo Nghị định 94/2017/NĐ-CP về hàng hóa, dịch vụ, địa bàn thực hiện độc quyền nhà nước trong hoạt động thương mại.
Ở khâu phân phối, bán lẻ, các đơn vị phát điện sẽ bán trực tiếp cho EVN, các Tổng công ty Điện lực và các khu công nghiệp. Sau đó, các đơn vị này sẽ phân phối cho người tiêu dùng cuối cùng.
Theo Quy hoạch Điện VIII, quy hoạch phát triển điện lực quốc gia thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2045, cơ cấu công suất có sự thay đổi theo hướng giảm dần tỷ trọng nhiệt điện than, tăng dần tỷ trọng nguồn nhiệt điện khí và năng lượng tái tạo.
Cụ thể, điện từ nguồn nhiệt điện khí đang chiếm 8.9% cơ cấu nguồn điện Việt Nam. Tỷ lệ này sẽ là 20.97% vào năm 2030 và tăng lên trên mức 24% vào năm 2045. Điều này tốt cho các doanh nghiệp nhiệt điện khí nói chung và POW nói riêng.
Cơ cấu nguồn điện Việt Nam trong giai đoạn 2023-2045F
(Đvt: Phần trăm (%))
Bạn muốn trở thành VIP/PRO trên 24HMONEY?
Liên hệ 24HMONEY ngay
Bình luận