Phê duyệt nhà thầu xây dựng cảng Liên Chiểu gần 2.950 tỉ đồng
Đà Nẵng vừa có quyết định phê duyệt lựa chọn nhà thầu, dự kiến khởi công dự án cảng Liên Chiểu vào ngày 14-12 sắp đến.
Ngày 28-11, Ban Quản lý các dự án đầu tư cơ sở hạ tầng ưu tiên TP Đà Nẵng vừa có quyết định phê duyệt kết quả lựa chọn nhà thầu gói thầu thi công xây dựng công trình Dự án Đầu tư xây dựng Bến cảng Liên Chiểu, phần cơ sở hạ tầng dùng chung.
Theo đó, đơn vị trúng thầu là liên danh Công ty Cổ phần Tư vấn và Xây dựng Phú Xuân - Tổng Công ty Xây dựng Lũng Lô - Tổng Công ty Xây dựng Trường Sơn - Công ty TNHH Đầu tư Xây dựng DACINCO - Công ty Cổ phần Xây dựng Xuân Quang, trúng thầu với giá hơn 2.945 tỉ đồng (đã bao gồm thuế VAT 10% và dự phòng phí 11,96%).
Hình thức hợp đồng theo đơn giá điều chỉnh, thời gian thực hiện theo hợp đồng là 1380 ngày (gồm 1080 ngày thực hiện + 300 ngày hoàn thành các thủ tục pháp lý liên quan đến hợp đồng).
Thông tin thêm về dự án, lãnh đạo Ban Quản lý các dự án đầu tư cơ sở hạ tầng ưu tiên TP Đà Nẵng cho hay theo dự kiến, ngày 14-12 đến sẽ khởi công dự án Đầu tư xây dựng Bến cảng Liên Chiểu – Phần cơ sở hạ tầng dùng chung.
Đà Nẵng mời chào nhà đầu tư trong, ngoài nước về đầu tư hợp phần B dự án Cảng Liên Chiểu
Dự án bến cảng Liên Chiểu được quy hoạch, đầu tư và xây dựng tại phường Hòa Hiệp Bắc, quận Liên Chiểu (TP Đà Nẵng). Cảng Liên Chiểu là một trong 3 cảng biển nước sâu của Việt Nam, được quy hoạch là cảng đặc biệt với quy mô tiếp nhận tàu tổng hợp, hàng rời trọng tải đến 100.000 tấn, tàu container có sức chở từ 6.000 đến 8.000 TEU. Dự án gồm hai hợp phần, trong đó hợp phần A với kinh phí đầu tư trên 3.400 tỉ đồng, được đầu tư bằng nguồn vốn ngân sách trung ương và thành phố. Hợp phần B (giai đoạn khởi động) của dự án có tổng diện tích 44ha, quy mô 2 cầu cảng (750m) được kêu gọi đầu tư bằng nguồn vốn tư nhân. Dự án thuộc thẩm quyền quyết định chấp thuận chủ trương đầu tư của Thủ tướng Chính phủ. Cảng Liên Chiểu được quy hoạch là một trong 3 cảng biển nước sâu của Việt Nam Cảng Liên Chiểu hình thành có ý nghĩa quan trọng trong việc phát triển mạng lưới hạ tầng cảng biển của nước ta, nhằm tận dụng lợi thế địa lý phục vụ phát triển kinh tế, hội nhập kinh tế quốc tế và đảm bảo quốc phòng, an ninh. Khi đưa vào vận hành, cảng sẽ khắc phục các hạn chế về giao thông cắt ngang thành phố, đảm bảo an toàn giao thông đô thị. Đồng thời, từng bước chuyển đổi cảng Tiên Sa thành cảng phục vụ du lịch. |
Bạn muốn trở thành VIP/PRO trên 24HMONEY?
Liên hệ 24HMONEY ngay
Bình luận