[Phân tích chuyên sâu] CII – CTCP ĐẦU TƯ HẠ TẦNG KỸ THUẬT TPHCM
Cổ phiếu CII có gì hấp dẫn?
CII - CÁC DỰ ÁN BOT ĐI VÀO THU PHÍ
1. TỔNG QUAN DOANH NGHIỆP
- CII được thành lập vào năm 2001 và niêm yết cổ phiếu trên sàn HSX năm 2006.
- CII là công ty tư nhân lớn nhất trong ngành phát triển cơ sở hạ tầng tại Việt Nam. Công ty cũng đang đầu tư phát triển các dự án bất động sản tại TP.HCM, Quảng Ngãi, Quảng Ninh và Bình Thuận.
2. TÌNH HÌNH KINH DOANH
- Quý 2/2022, CII ghi nhận doanh thu đạt 948 tỷ, giảm nhẹ so với cùng kỳ. Ngược lại, lãi ròng ghi nhận 74 tỷ, tăng gấp 5,7 lần so với cùng kỳ năm 2021.
- Nguyên nhân lợi nhuận tăng là do các dự án bất động sản với tỷ suất lợi nhuận cao được bàn giao trong kỳ và từ các dự án BOT được đưa vào triển khai trong năm 2022, nhờ vậy mà biên lợi nhuận tăng trưởng rõ rệt lên mức 47,78%.
- CII vừa đăng ký bán 10 triệu cổ phiếu NBB trong thời gian từ ngày 7/7 đến ngày 5/8, qua đó nhằm giảm tỷ lệ sở hữu từ 47,51% về 37,52% vốn điều lệ và ghi nhận doanh thu từ hoạt động tài chính 794 tỷ đồng đến thời điểm quý 2/2022
- Dựa trên bảng thống kê, lợi nhuận từ mảng thu phí BOT và kinh doanh BĐS là 2 mảng chính đóng góp vào lợi nhuận sau thuế của doanh nghiệp với biên lợi nhuận gộp lớn. Ngoài ra, mảng hoạt động xây dựng và cung cấp nước sạch đang gặp khó khăn khi lợi nhuận mang về âm trong 6 tháng đầu năm.
*Kế hoạch kinh doanh
- Lũy kế 6 tháng đầu năm, CII đã hoàn thành 21% kế hoạch doanh thu (1660 tỷ) và vượt kế hoạch lợi nhuận sau thuế đã đề ra (812 tỷ).
3. ĐIỂM NHẤN ĐẦU TƯ
*ĐIỂM NHẤN 1: Các dự án BOT đi vào triển khai thu phí
Dự án BOT mở rộng Xa lộ Hà Nội và BOT quốc lộ 60 đã hoàn thiện trong năm 2021 và đi vào thu phí. Năm 2021 giãn cách xã hội vì Covid 19 làm doanh thu BOT bị ảnh hưởng, tuy nhiên từ năm 2022, doanh thu sẽ quay về mặt bằng trước khi bị ảnh hưởng của dịch bệnh.
=> Nhờ vậy mà giúp cho CII có dòng tiền ổn định từ năm 2022 trở đi, nhằm trả bớt lãi vay cũng như có nguồn tiền thực hiện cho các dự án sắp tới.
*Dự án BOT cao tốc Trung Lương – Mỹ Luận (TL – MT)
- Trong năm 2022, CII dự kiến sẽ bắt đầu thu phí hoàn vốn cho dự án cao tốc Trung Lương - Mỹ Thuận.
- Tổng doanh thu thu phí BOT ước đạt 1500 tỷ đồng (chưa bao gồm dự án Trung Lương – Mỹ Thuận) đến hơn 2200 tỷ đồng (đã bao gồm dự án Trung Lương - Mỹ Thuận)
=> Kỳ vọng dự án này sẽ tạo được dòng tiền mạnh, qua đó đảm bảo được khả năng trả nợ, giúp củng cố tình hình tài chính trung hạn của CII.
*ĐIỂM NHẤN 2: Các dự án BĐS sắp ghi nhận doanh thu
- Khác với các cổ phiếu BĐS khác, CII đã huy động đc trái phiếu trong các giai đoạn trước nên đã triển khai được các dự án và bây giờ đã có thể thu tiền, có thể trả lãi vay và nợ gốc.
- Hiện CII đã hoàn tất những thủ tục pháp lý cần thiết và đang sở hữu một quỹ đất sạch khá lớn tại TP.HCM cũng như một số tỉnh khác. Đây sẽ là nguồn thu rất lớn cho CII trong 5 năm tới.
- Dự kiến tổng số tiền ròng còn thu được từ danh mục các dự án BĐS lên đến 10.000 tỷ đồng trong giai đoạn 2022-2025
*ĐIỂM NHẤN 3: Quỹ đất lớn ở Thủ Thiêm – Dự án BT Thủ Thiêm
- Thủ Thiêm là một khu đất rộng 657 ha nằm ở phía Đông sông Sài Gòn, đối diện quận 1,4,7, Bình Thạnh, giáp với quận 9. Dự án bao gồm việc xây dựng đường trục Bắc – Nam (đoạn từ chân cầu Thủ Thiêm 1 đến đường Mai Chí Thọ) và các công trình hạ tầng kỹ thuật đồng bộ.
- Tổng mức đầu tư của dự án là 2.642 tỷ đồng. Để hoàn vốn cho dự án, CII đã nhận được quyết định giao đất, cho thuê đất của dự án từ UBND TP.HCM. TP.HCM giao cho CII 90,078 m2 đất sử dụng ổn định lâu dài (để xây dựng nhà ở) và 6.053 m2 đất sử dụng 50 năm (để xây dựng văn phòng) thuộc khu dân cư 3&4.
- Những lô đất này có vị trí dọc bờ sông, công viên, và trục đường Bắc Nam, tiếp giáp cầu Thủ Thiêm 1 và nối liền với khu vực phát triển của Bình Thạnh.
- Hiện tại, quá trình đầu tư của dự án gặp nhiều khó khăn:
+ Vấn đề giải phóng mặt bằng: Đã hơn 5 năm kể từ lúc ký hợp đồng chính thức năm 2016, vấn đề giải phóng mặt bằng chưa giải quyết triệt để, CII chưa được nhà nước giao đủ mặt bằng sạch để tiếp tục thi công.
+ Thay đổi liên tục trong quy định pháp luật làm kéo dài thời gian hoàn thiện pháp lý cho dự án.
- Hiện tại công ty vẫn đang tích cực đeo bám và làm việc với các sở ban ngành TP.HCM để hoàn thiện hồ sơ pháp lý và ký kết phụ lục HĐ dự án BT Thủ Thiêm.
- Chi phí xây dựng cơ bản dở dang của dự án BT Thủ Thiêm ghi nhận 340 tỷ tại thời điểm 30/6/2022 và có tăng nhẹ, cho thấy doanh nghiệp vẫn đang tiến hành đầu tư vào dự án này mặc dù chưa thực sự mạnh mẽ.
- Đây là một dự án được kỳ vọng lớn và là động lực tăng trưởng trong dài hạn của CII.
4. RỦI RO DOANH NGHIỆP
- Tiến độ dự án Thủ Thiêm bị trì hoãn
- Tình hình nợ vay đã được CII trả bớt nhưng vẫn còn khá lớn, khoảng 15.000 tỷ đồng.
+ Trong năm 2022, CII dự kiến thanh toán bớt nợ gốc và lãi vay lần lượt khoảng 2.330 tỷ và 640 tỷ đồng. Như vậy, dự kiến lãi vay sẽ hạ bớt, đây là cơ sở quan trọng để CII từng bước nâng cao sức khỏe tài chính và gia tăng hệ số an toàn vốn của doanh nghiệp. Dự kiến 2023, sẽ thanh toán được phần lớn các khoản nợ của công ty CII mẹ.
---------------------------------------------------------------------------
=> Nhà đầu tư có chưa có vị thế mong muốn được hỗ trợ điểm MUA phù hợp hoặc bàn luận thêm về cổ phiếu hãy trao đổi bên dưới phần Bình luận để được hỗ trợ.
=> THEO DÕI TÀI KHOẢN CỦA SimpleInvest ĐỂ THAM KHẢO NHIỀU BÀI PHÂN TÍCH CỔ PHIẾU CHUYÊN SÂU HƠN NỮA NHÉ!
CHÚC NHÀ ĐẦU TƯ CHIẾN THẮNG MỌI THỊ TRƯỜNG!
Bạn muốn trở thành VIP/PRO trên 24HMONEY?
Liên hệ 24HMONEY ngay
Bình luận