Tìm mã CK, công ty, tin tức


Đọc nhiều
Bình luận nhiều
Hồi còn học đại học, chắc hẳn nhiều người trong chúng ta từng coi câu “đa dạng hóa danh mục” hay “đừng bỏ trứng vào cùng một rổ” như một câu thần chú. Cứ nhắc đến là bài tập ngon ơ, điểm cao ngất ngưởng.
Khi bước vào thị trường, mọi thứ lại không đơn giản như thế. Ai từng cầm 10-20 mã, thấy VNIndex tăng thì vui như mở tiệc, nhưng đến lúc thị trường điều chỉnh – như cái năm 2022 – thì rối loạn cả lên. Đánh giá cả tá cổ phiếu để quyết định giữ hay bán lúc đó không khác gì bị “ném” vào một trận bóng mà không biết cầu thủ nào đá vị trí nào. Vậy vấn đề là gì? Đa dạng hóa không sai, cái sai nằm ở cách chúng ta áp dụng nó.
--1--- Vậy nắm bao nhiêu mã cổ phiếu thì đủ?
Ngay cả những nhà đầu tư dày dạn kinh nghiệm đôi khi cũng phải ngồi “gãi đầu”. Với người mới, bài toán này càng không dễ. Có người chọn chiến lược “một mã duy nhất” – kiểu “bỏ trứng vào một giỏ rồi canh chừng thật kỹ”. Nếu bạn hiểu doanh nghiệp đó từ A đến Z, từ báo cáo tài chính đến cách họ bán từng sản phẩm, thì cách này không tệ đâu. Nhưng thực tế, không phải ai cũng đủ thời gian và kiến thức để “trông giỏ” kỹ đến vậy.
Nhiều nhà đầu tư mới, sau vài lần thua lỗ, lại lao vào mở rộng danh mục vô tội vạ, nghĩ rằng càng nhiều mã càng giảm rủi ro. Sai lầm to! Thêm mã mới mà không hiểu rõ chẳng khác nào mời “khách lạ” vào nhà – vui thì chưa thấy, mà rối tung “gia đình đầu tư” thì có thật. Danh mục đầu tư cũng vậy, nắm quá nhiều mã mà không kiểm soát được, bạn sẽ tự biến nó thành một “nồi lẩu” rủi ro.
--3-- Bí quyết nằm ở phân bổ tỷ trọng
Chọn được số lượng mã là một chuyện, nhưng phân bổ tỷ trọng sao cho hợp lý mới là yếu tố quyết định bạn thắng hay thua thị trường. Hãy nghĩ danh mục của bạn như một bữa tiệc buffet: bạn không thể chỉ “chăm chăm” ăn một món (đổ hết tiền vào một mã), nhưng cũng không nên lấy quá nhiều món đến mức không thưởng thức nổi (dàn trải vốn lung tung). Một cách đơn giản là chọn:
+ “Cầu thủ chủ lực”: Mã cổ phiếu bạn tin tưởng nhất, hiểu rõ nhất, chiếm tỷ trọng lớn (ví dụ 50-60%).
+ “Lính dự bị”: Mã dễ thanh khoản, có thể bán nhanh khi thị trường rung lắc, chiếm tỷ trọng nhỏ hơn (20-30%).
Ví dụ, nếu bạn có 100 triệu, đừng chia đều 25 triệu mỗi mã. Hãy thử 50 triệu cho mã chính, 30 triệu cho mã phụ, và 20 triệu linh hoạt – như cách bạn để dành một ít tiền lẻ trong túi để phòng thân vậy. Phân bổ hợp lý không chỉ giúp bạn giảm rủi ro mà còn tăng cơ hội “ăn” ngon trong “bữa tiệc” đầu tư này.
--4-- Làm sao đánh giá nhanh để giữ hay bán?
Khi thị trường “gió lạnh” như năm 2022, việc đánh giá cả tá cổ phiếu đúng là một cơn ác mộng. Nếu danh mục của bạn chỉ có 3-4 mã, mọi chuyện sẽ dễ thở hơn nhiều. Mình có một cách đơn giản để bạn kiểm tra nhanh:
+ So sánh với VNIndex: Mỗi quý, hãy xem danh mục của bạn “chạy” thế nào so với thị trường. Nếu thua VNIndex liên tục, đó là dấu hiệu cần xem lại ngay.
+ Nhìn vào “sức khỏe” doanh nghiệp: Doanh thu giảm, lợi nhuận lao dốc, hay ban lãnh đạo có dấu hiệu mờ ám? Cắt ngay, đừng tiếc. Giữ cổ phiếu yếu chẳng khác nào giữ một cầu thủ chấn thương trên sân.
+ Thanh khoản: Nếu mã đó khó bán, giao dịch èo uột, hãy cân nhắc thay bằng mã khác linh hoạt hơn.
Không ai đúng 100% trong mọi lần mua bán. Nếu sai, đừng ngại cơ cấu lại danh mục. Đầu tư không phải là cuộc thi kiêu ngạo, mà là hành trình học hỏi.
Quản trị rủi ro là số 1, tuân thủ nguyên tắc là số 2, nhưng phân bổ tỷ trọng hợp lý mới là thứ giúp bạn “vượt mặt” thị trường.
Bạn muốn trở thành VIP/PRO trên 24HMONEY?
Liên hệ 24HMONEY ngay
Bàn tán về thị trường