menu
24hmoney
Install 24HMoneyTải App
copy link
Thành Chung

“Nút thắt lớn nhất là hạ tầng, công suất 22 sân bay Việt Nam chỉ bằng 1 sân bay của Singapore“

TS. Lương Hoài Nam chỉ ra, chúng ta có 22 sân bay nhưng tổng công suất chỉ bằng 1 sân bay của Singapore, Thái Lan hay Malaysia. Như vậy, dĩ nhiên nút thắt lớn nhất nằm ở hạ tầng hàng không.

Bàn về giải pháp để gỡ nút thắt phát triển thị trường hàng không tại phiên chuyên đề IV, Diễn đàn cao cấp du lịch Việt Nam lần 2 diễn ra vào ngày 9/12, TS. Lương Hoài Nam - Chuyên gia giao thông nhìn nhận, ngành du lịch "cực chẳng đã" mới phải nói rằng hạ tầng sân bay là một trong những nút thắt với tăng trưởng du lịch. Bởi nếu không nhiều người sẽ cho rằng, họ "đùn đẩy" trách nhiệm sang hàng không.

"Tuy nhiên, chúng ta có 22 sân bay nhưng tổng công suất chỉ bằng 1 sân bay của Singapore, Thái Lan hay Malaysia. Như vậy, dĩ nhiên nút thắt lớn nhất nằm ở hạ tầng hàng không", ông Nam thẳng nhắn chỉ ra.

Để tháo gỡ nút thắt này, theo ông Nam, Chính phủ cần có những chính sách thúc đẩy xã hội hoá đầu tư sân bay. Thẳng thắn chỉ ra các vướng mắc còn tồn tại, ông Nam cho rằng, xã hội hoá đầu tư hàng không từ chủ trương đến hành động chưa thực sự nhiều.

Điển hình như nhà ga T3 sân bay Tân Sơn Nhất hay sân bay Long Thành đều từng có chủ trương xã hội hoá rồi lại giao về cho ACV - một doanh nghiệp nhà nước thực hiện, ông Nam dẫn chứng.

"Vì vậy, tôi cho rằng, cần xây nhà ga T3 Tân Sơn Nhất sớm và làm cho đúng tư vấn của Pháp (ADPi) với diện tích sàn 200.000 m2 và xây trên quỹ đất 30ha, để cho nhà ga T3 Tân Sơn Nhất có thể sống được với tương lai", TS. Lương Hoài Nam đề xuất.

Đối với dự án sân bay Long Thành, theo ông Nam, 5 năm trước, chúng ta thúc đẩy dự án sân bay Long Thành với chủ trương là dự án PPP. Tuy nhiên, lần này dự án lại được dẫn dắt quay trở lại thành dự án giao cho doanh nghiệp nhà nước, không có tư nhân cũng không có nước ngoài.

“Nút thắt lớn nhất là hạ tầng, công suất 22 sân bay Việt Nam chỉ bằng 1 sân bay của Singapore“
Ông Lương Hoài Nam (trái) và ông Võ Huy Cường (phải) bàn luận về xã hội hoá đầu tư hàng không tại phiên chuyên đề IV Diễn đàn cao cấp du lịch Việt Nam lần 2

Đồng quan điểm, ông Chu việt Cường – Thành viên Hội đồng quản trị hãng hàng không Vietjet cho rằng, tại Thái Lan hay nhiều quốc gia khác, có nhiều sân bay hoạt động rất hiệu quả mà do tư nhân quản lý. Vì vậy, cần thúc đẩu quá trình xã hội hoá đầu tư cho hàng không bằng cách cho phép tư nhân cùng các quỹ đầu tư nước ngoài, ngân hàng tham gia phát triển hạ tầng cơ sở.

Nhìn nhận về việc xã hội quá đầu tư hàng không trong thời gian qua, ông Võ Huy Cường - Phó Cục trưởng Cục Hàng không quốc gia Việt Nam cho rằng, thời gian vừa qua chúng ta đã nói nhiều đến xã hội hoá đầu tư nhưng chưa có một báo cáo nào đánh giá về kết quả hay những khó khăn vướng mắc của xã hội hoá đầu tư.

"Chúng ta đã có một số dự án xã hội hoá như: Sân bay vân đồn, nhà ga Cam Ranh,... nhưng muốn mở rộng ra thì vẫn còn rất khó khăn. Vì vậy, tôi cho rằng cần có một cuộc ngồi lại giữa Bộ Giao thông vận tải, Bộ Kế hoạch Đầu tư, các hãng hàng không, các nhà đầu tư,... để chỉ ra những khó khăn của từng bên nhằm đưa ra giải pháp thúc đẩy xã hội hoá đầu tư trong thời gian tới", ông Cường nói.

Theo dõi 24HMoney trên GoogleNews
Nhà đầu tư lưu ý
24HMoney đã kiểm duyệt

Từ khóa (bấm vào mỗi từ khóa để xem bài cùng chủ đề)

Bạn có muốn trở thành VIP/Pro trên 24HMoney? Hãy liên hệ với chúng tôi SĐT/ Zalo: 0981 935 283.

Để truyền thông cho doanh nghiệp, vui lòng liên hệ SĐT/ Zalo: 0908 822 699.

Hòm thư: phuongpt@24hmoney.vn
Thích Đã thích Thích
Bình luận
Chia sẻ
Cơ quan chủ quản: Công ty TNHH 24HMoney. Địa chỉ: Tầng 5 - Toà nhà Geleximco - 36 Hoàng Cầu, P.Ô Chợ Dừa, Quận Đống Đa, Hà Nội. Giấy phép mạng xã hội số 203/GP-BTTTT do BỘ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG cấp ngày 09/06/2023 (thay thế cho Giấy phép mạng xã hội số 103/GP-BTTTT cấp ngày 25/3/2019). Chịu trách nhiệm nội dung: Phạm Đình Bằng. Email: support@24hmoney.vn. Hotline: 038.509.6665. Liên hệ: 0908.822.699

Điều khoản và chính sách sử dụng



copy link
Quét mã QR để tải app 24HMoney - App Tài chính, Chứng khoán nhiều người dùng nhất cho điện thoại