24HMoney
Install 24HMoneyTải App
copy link
menu
Bùi Anh Thơ
24HMoney đã kiểm duyệt 24HMONEY đã kiểm duyệt

Những ngày thứ Hai đen tối trong lịch sử chứng khoán toàn cầu

Thuật ngữ “Thứ Hai Đen tối” được đặt cho sự sụp đổ của thị trường chứng khoán toàn cầu. Trong lịch sử chứng khoán đã xảy ra trong 4 ngày thứ Hai khác nhau trong các năm 1929, 1987, 2015 và 2020.

Thứ Hai đen tối 1929

Thứ Hai đen tối đầu tiên là ngày 28/10/1929 khi thị trường chứng khoán toàn cầu giảm 12,82%, khởi đầu cho sự sụp đổ của thị trường chứng khoán năm 1929, khiến thị trường sau đó bốc hơi toàn bộ số lợi nhuận đã đạt được trong cả năm, sau khi đạt đỉnh vào tháng 8/1929.

Thực tế, việc bán tháo trong ngày thứ Hai, khiến đà tăng của thị trường chứng khoán bị gãy, tuy không phải là nguyên nhân chính dẫn đến cuộc Đại suy thoái 1929 nhưng đã tạo tiền đề bằng cách làm nhà đầu tư hoảng loạn, mất niềm tin. Khi mọi người nhận ra rằng các ngân hàng đã sử dụng tiền tiết kiệm của họ để đầu tư vào Phố Wall, họ vội vã rút tiền gửi của mình. Các ngân hàng đã đóng cửa vào cuối tuần và sau đó chỉ đưa ra 10 xu cho đồng USD. Nhiều người chưa từng đầu tư vào thị trường chứng khoán cũng mất tiền tiết kiệm cả đời.

Các ngân hàng không có tiền gửi bị phá sản. Các doanh nghiệp không thể vay được. Mọi người không thể mua nhà. Các nhà đầu tư Phố Wall quay sang vàng và đẩy giá vàng lên. Vì đồng USD được gắn với bản vị vàng, nên mọi người đã đổi USD lấy vàng. Do đó, nguồn dự trữ liên bang cạn kiệt. Đáp lại, Cục Dự trữ Liên bang (Fed) đã tăng lãi suất để bảo vệ giá trị của đồng USD.

Trong thời điểm đó, sản xuất đã giảm và tỷ lệ thất nghiệp gia tăng, khiến lượng hàng tồn kho vượt quá giá trị thực của chúng. Trong số những nguyên nhân khác dẫn đến sự sụp đổ của thị trường chứng khoán năm 1929 là lương thấp, nợ nần chồng chất, ngành nông nghiệp gặp khó khăn và dư nợ ngân hàng lớn không thể thanh toán.

Thứ Hai đen tối 1987

Thứ Hai đen tối 1987 là ngày ngày 19/10/1987 khi thị trường chứng khoán toàn cầu giảm điểm sốc trong lịch sử khi chứng kiến chỉ số Dow Jones giảm 22,61%, tương đương 508 điểm xuống 1.738,74. Chỉ số S&P 500 giảm 20,4%, xuống 57,64 điểm xuống 225,06. Phải mất hai năm sau, chỉ số Dow Jones mới lấy lại được khoản lỗ này.

Đáng chú ý, thị trường khi đó có rất ít dấu hiệu cảnh báo về một sự sụp đổ vào tháng 10 giống như năm 1929. Ngày Thứ Hai đen tối 1987 đến hoàn toàn bất ngờ. Trước đó, thị trường chứng khoán Mỹ ở trong một xu hướng tăng giá suốt 5 năm liền. Riêng trong phiên ngày 25/8/1987, thị trường tăng 43%, đạt mức cao nhất là 2.746,65 điểm. Nền kinh tế đang trải qua sự tăng trưởng mạnh mẽ và tâm lý lạc quan lan tỏa khắp các thị trường trên toàn thế giới.

Ngay khi thị trường chứng khoán Mỹ mở cửa giao dịch vào sáng thứ Hai, thị trường chứng các nước khác cũng bắt đầu lao dốc. Các nhà tạo lập, đội lái đua nhau bán. Lực bán áp đảo dẫn đến trắng bên mua. Thị trường chứng khoán của New Zealand còn giảm tới 60%.

Cho đến ngày nay vẫn chưa có sự nhất trí rõ ràng về nguyên nhân gây ra sự sụp đổ cụ thể trên thị trường toàn cầu vào ngày định mệnh đó. Nhiều người cho rằng, nguyên nhân có thể đến từ tin đồn Fed tăng lãi suất, thâm hụt thương mại hoặc đề xuất dự luật Thuế của Mỹ. Tuy nhiên, cũng có quan điểm việc gãy trend này là xu hướng tất yếu sau thời gian dài thị trường thăng hoa. Các nhà đầu tư thu hồi vốn và lãi để bảo vệ danh mục, dẫn đến việc bán tháo, ảnh hưởng tâm lý cả thị trường.

Thứ Hai đen tối 2015

Phiên ngày 24/8/2015, chỉ số Dow Jones giảm 1.089 điểm xuống 15.370,33 ngay khi thị trường mở cửa, giảm 16% so với mức cao nhất ngày 19/5 là 18.312,39 điểm. Thị trường sau đó nhanh chóng phục hồi và đóng cửa chỉ thấp hơn 533 điểm so với mở cửa.

Tuy nhiên, mức giảm 10% đã khiến nó trở thành một sự điều chỉnh của thị trường, không phải là một sự sụp đổ. Nó theo sau mức giảm 531 điểm vào thứ Sáu tuần trước.

Trong khi đó, tại thị trường Trung Quốc, sau hai tháng thị trường biến động mạnh, chỉ số Shanghai Composite giảm 8,5%, mức giảm mạnh nhất kể từ năm 2007. Việc bán tháo diễn ra sau loạt dữ liệu tiêu cực của kinh tế vĩ mô Trung Quốc, đã gây ra một đợt bán tháo toàn cầu, với các thị trường từ Nhật Bản, Singapore đến Hoa Kỳ.

Trong khi Trung Quốc phủ nhận nguyên nhân gây ra sự sụp đổ của thị trường chứng khoán toàn cầu, báo chí phương Tây lại cho rằng, ngày thứ Hai đen tối 2015 là hiệu ứng Domino bắt nguồn từ đất nước tỷ dân này.

Thứ Hai đen tối 2020

Vào thứ Hai ngày 9/3/2020, chỉ số Dow Jones giảm 2.013,76 điểm xuống 23.851,02 - một trong những phiên giảm điểm kỷ lục nhất của Dow Jones trong lịch sử. Mức giảm 7,79% là một trong những pha quay đầu lao dốc tồi tệ nhất của chứng khoán Mỹ, cũng là khởi đầu cho phiên giảm lịch sử sau đó.

Thứ Năm, ngày 12/3/2020, thị trường chứng khoán Mỹ giảm 2.352,60 điểm xuống 21.200,62 điểm, tương ứng giảm 9,99%, kết thúc 11 năm thị trường tăng giá ổn định từ 2009.

Ở bên này bán cầu, thị trường chứng khoán Việt Nam cũng không nằm ngoài xu hướng giảm toàn cầu. Cũng trong ngày thứ Hai đen tối 2020, VN-Index giảm 6,28%, còn 835,49 điểm. Đây là mức giảm kỷ lục trong vòng 18 năm lịch sử chứng khoán Việt Nam trước đó.

Đến ngày 12/3, VN-Index rơi khỏi mốc 800 điểm về 769,25 điểm, khi thị trường tiếp tục bán tháo, lao dốc không phanh.

Theo dõi 24HMoney trên GoogleNews
Mã chứng khoán liên quan bài viết
1,228.10 -0.23 (-0.02%)
5,969.30 +20.60 (+0.35%)
3,267.19 -103.21 (-3.06%)
prev
next

Từ khóa liên quan

Bấm vào mỗi từ khóa để xem bài cùng chủ đề

Bạn muốn trở thành VIP/PRO trên 24HMONEY?

Liên hệ 24HMONEY ngay

Cảnh báo Nhà đầu tư lưu ý
Cảnh báo
Cơ quan chủ quản: Công ty TNHH 24HMoney. Địa chỉ: Tầng 5 - Toà nhà Geleximco - 36 Hoàng Cầu, P.Ô Chợ Dừa, Quận Đống Đa, Hà Nội. Giấy phép mạng xã hội số 203/GP-BTTTT do BỘ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG cấp ngày 09/06/2023 (thay thế cho Giấy phép mạng xã hội số 103/GP-BTTTT cấp ngày 25/3/2019). Chịu trách nhiệm nội dung: Phạm Đình Bằng. Email: support@24hmoney.vn. Hotline: 038.509.6665. Liên hệ: 0908.822.699

Điều khoản và chính sách sử dụng



copy link
Quét mã QR để tải app 24HMoney - Giúp bạn đầu tư an toàn, hiệu quả