menu
24hmoney
Install 24HMoneyTải App
copy link
PGS.TS Phạm Thế Anh

Những lý do không nới trần tăng trưởng tín dụng (14%)

Một trong những lý do không nới trần tăng trưởng tín dụng (14%) được NHNN đưa ra là tỷ lệ tín dụng/GDP của Việt Nam hiện rất cao (124%). Thông tin này không có gì là mới. Trong hơn chục năm qua, trong các đánh giá về chính sách tiền tệ tôi luôn đưa ra cảnh báo về tỷ lệ cung tiền/GDP và tín dụng/GDP rất cao của Việt Nam. Những tỷ lệ này nếu không có hai lần điều chỉnh quy mô GDP thì đã vượt 200% chứ không phải "lạc quan" như con số hiện tại.

Tỷ lệ cung tiền/GDP và tín dụng/GDP là nguyên nhân tiềm ẩn gây lạm phát giá tiêu dùng cũng như giá tài sản ở Việt Nam bất cứ khi nào. Đây cũng là lý do mà trước đây tôi cho rằng "dư địa" chính sách tiền tệ ở Việt Nam là khá hạn hẹp, ngay cả trong thời kì Covid khi lãi suất và lạm phát ở mức thấp.

Tôi cũng đồng ý rằng tăng trưởng tín dụng 14% là mức khá cao, tuy nhiên lại không đồng ý với cách can thiệp hành chính trực tiếp như hiện tại, đặc biệt là việc áp trần đối với từng ngân hàng riêng lẻ. Bên cạnh việc mang nặng tính xin - cho và thiếu minh bạch trong quy tắc phân bổ, việc áp trần đối với từng ngân hàng rõ ràng làm triệt tiêu động lực cạnh tranh trong ngành, cản trở sự phát triển tài chính.

Một trong nhiều lý do mà NHNN muốn duy trì chính sách này có lẽ là do họ không thể kiểm soát được cung tiền nếu bỏ việc áp trần trực tiếp. Trong 10 năm gần đây, tốc độ tăng cung tiền rộng (oad money) có xu hướng giảm dần rõ rệt, tuy nhiêu tốc độ tăng tiền cơ sở (money base) lại hầu như không đổi (15-16%/năm). Với tốc độ tăng trưởng tiền cơ sở như vậy, cộng với xu hướng bỏ thanh toán bằng tiền mặt thì cung tiền sẽ tăng rất mạnh nếu bỏ trần tín dụng.

Thông thường, tiền cơ sở là công cụ mà ngân hàng trung ương các nước có thể kiểm soát trực tiếp một cách chính xác. Tuy nhiên, ở Việt Nam, do theo đuổi chính sách neo tỷ giá, NHNN phải in ấn ra rất nhiều tiền để tích trữ ngoại hối (dự trữ ngoại hối tăng khoảng gần 10 lần trong 10 năm qua). Ngoài ra, việc "hỗ trợ" phát hành trái phiếu chính phủ cũng là một lý do quan trọng khác khiến NHNN khó kiểm soát lượng tiền cơ sở.

Như vậy, muốn bỏ trần tín dụng, ngoài việc nâng chuẩn an toàn của các tổ chức tín dụng (tỷ lệ an àn toàn vốn tối thiểu, tỷ lệ cho vay/huy động, tỷ lệ huy động ngắn hạn cho vay trung dài hạn, tỷ lệ nợ xấu,...), thì việc lựa chọn chính sách tỷ giá và mức độ thâm hụt ngân sách của chính phủ sẽ quyết định rất nhiều đến khả năng kiểm soát cung tiền của NHNN.

Theo dõi 24HMoney trên GoogleNews
Cảnh báo Nhà đầu tư lưu ý
24HMoney đã kiểm duyệt 24HMoney đã kiểm duyệt

Từ khóa (bấm vào mỗi từ khóa để xem bài cùng chủ đề)

Bạn có muốn trở thành VIP/Pro trên 24HMoney? Hãy liên hệ với chúng tôi SĐT/ Zalo: 0981 935 283.

Để truyền thông cho doanh nghiệp, vui lòng liên hệ SĐT/ Zalo: 0908 822 699.

Hòm thư: phuongpt@24hmoney.vn
PGS.TS Phạm Thế Anh

Bấm theo dõi để nhận thêm nội dung bổ ích từ chuyên gia này.

Tìm hiểu thêm về chuyên gia.

Hãy chọn VIP/PRO hàng đầu để nhận kho bài viết chuyên sâu

Cơ quan chủ quản: Công ty TNHH 24HMoney. Địa chỉ: Tầng 5 - Toà nhà Geleximco - 36 Hoàng Cầu, P.Ô Chợ Dừa, Quận Đống Đa, Hà Nội. Giấy phép mạng xã hội số 203/GP-BTTTT do BỘ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG cấp ngày 09/06/2023 (thay thế cho Giấy phép mạng xã hội số 103/GP-BTTTT cấp ngày 25/3/2019). Chịu trách nhiệm nội dung: Phạm Đình Bằng. Email: support@24hmoney.vn. Hotline: 038.509.6665. Liên hệ: 0908.822.699

Điều khoản và chính sách sử dụng



copy link
Quét mã QR để tải app 24HMoney - Giúp bạn đầu tư an toàn, hiệu quả