Những diễn biến chính của tình hình chiến sự Nga - Ukraine ngày 9/3
Dưới đây là một số diễn biến quan trọng liên quan đến tình hình chiến sự ở Ukraine ngày 9/3.
Theo Tình báo quốc gia Mỹ, việc Washington từ chối nhập khẩu dầu của Nga sẽ có tác động vừa phải đối với nền kinh tế Nga. Nguồn cung cấp dầu và các sản phẩm dầu mỏ của Nga chiếm khoảng 8% tổng năng lượng nhập khẩu vào Mỹ, đây là một con số rất nhỏ đối với Moscow.
Giới chức thuộc chính quyền Tổng thống Biden cuối tuần qua đã sang Venezuela để thảo luận về việc cho phép nước này bán dầu ra thị trường quốc tế nhằm thay thế nguồn cung từ Nga. Tổng thống Biden cũng có thể thăm Saudi Arabia để thuyết phục nước này tăng sản lượng dầu trong thời gian tới.
Trong khi đó, người đứng đầu cơ quan ngoại giao của EU Josep Borrell cho biết, Liên minh châu Âu sẽ không áp đặt các hạn chế đối với việc nhập khẩu dầu và khí đốt của Nga. EU không hành động theo Mỹ về vấn đề này và liên minh liên tục tìm kiếm các nguồn khí đốt thay thế.
Nga tuyên bố lệnh ngừng bắn tạm thời vào 10h ngày 9/3 (giờ Moscow) và sẽ sắp xếp các hành lang nhân đạo từ Kiev, Chernigov, Sumy, Kharkov và Mariupol, thông báo trên cho hay.
Ngoài ra Nga đã điều tàu bọc thép sơ tán 248 công dân nước ngoài, trong đó có 38 trẻ em từ khu vực Kherson của Ukraine tới thành phố Armyansk của Crimea. An ninh trong quá trình di chuyển của các công dân nước ngoài sẽ được đảm bảo bởi các lực lượng trên tàu bọc thép của Quân khu miền Nam. Hiện Nga sẽ đảm bảo quá trình đưa tất cả công dân này về nước", thông báo của văn phòng báo chí Hạm đội Biển Đen cho hay.
"Chúng tôi sẽ tiếp tục tham vấn với Ba Lan và các đồng minh NATO về vấn đề này cũng như những thách thức hậu cần khó khăn mà nó gây ra nhưng chúng tôi không cho là đề xuất của Ba Lan là một kế hoạch hợp lý", người phát ngôn Lầu Năm Góc John Kirby cho hay.
“Nga có nơi để chuyển hướng những sản phẩm năng lượng chất lượng cao và có tính cạnh tranh. Đã đến lúc Mỹ nhận ra sự viển vông trong những nỗ lực nhằm áp đặt ý chí của họ và dùng các biện pháp trừng phạt để buộc Nga từ bỏ việc bảo vệ lợi ích quốc gia”, Đại sứ quán Nga tại Mỹ cho biết.
Ngoài ra, Tổng thống Vladimir Putin ra lệnh hạn chế hoặc cấm nhập khẩu và xuất khẩu một số sản phẩm và nguyên liệu thô trong năm 2022, theo sắc lệnh về các biện pháp kinh tế đối ngoại đặc biệt nhằm đảm bảo an ninh của Moscow.
Trong vòng 2 tuần, chính phủ Nga sẽ phải xác định danh sách các mặt hàng, nguyên liệu thô thuộc diện cấm xuất khẩu và nhập khẩu trong năm 2022. Lệnh cấm sẽ không bao gồm các sản phẩm và nguyên liệu thô được công dân vận chuyển để phục vụ nhu cầu cá nhân.
Bên cạnh đó, trong một thông báo, Ngân hàng Trung ương Nga cho biết, bắt đầu từ 9/3 - 9/9 tới, các ngân hàng sẽ không được phép bán ngoại tệ, song khẳng định, người dân Nga vẫn có thể đổi ngoại tệ lấy tiền rúp trong thời gian này bất cứ lúc nào và với số lượng bất kỳ.
Phản ứng trước các lệnh trừng phạt của Mỹ, người phát ngôn Điện Kremlin Dmitry Peskov cho rằng: "Mỹ rõ ràng đã tuyên bố chiến tranh kinh tế với Nga và họ đang tiến hành cuộc chiến này".
Ưu tiên thứ hai của EU là cắt giảm lượng tiêu thụ khí đốt hàng năm hiện nay xuống còn 30% vào năm 2030, đồng thời đẩy mạnh sử dụng năng lượng tái tạo cũng như phát triển cơ sở hạ tầng sản xuất và dự trữ năng lượng.
Ủy ban châu Âu - EC dự kiến cũng sẽ mở cuộc điều tra về thị trường khí đốt trước khả năng bị chi phối và cạnh tranh thiếu lành mạnh từ các nhà cung cấp khí đốt, đặc biệt là tập đoàn Gazprom của Nga.
Phát ngôn viên chính thức của Bộ Quốc phòng Nga - tướng Igor Konashenkov nhấn mạnh, “chiến dịch quân sự đặc biệt” của Nga (phát động vào ngày 24/2) là nhằm đánh phủ đầu và vô hiệu hóa một cuộc tấn công quy mô lớn do các lực lượng Ukraine thực hiện nhằm vào các nước Cộng hòa nhân dân Lugansk và Donetsk tự xưng.
Trong khi đó, hãng thông tấn quốc gia Ukraine (Ukrinform) dẫn dòng trạng thái của Ngoại trưởng Ukraine Dmytro Kuleba trên mạng xã hội Twitter phủ nhận cáo buộc của Nga về việc Ukraine lên kế hoạch tấn công Donbass hoặc phá hoại vùng biên giới với Nga.
Cụ thể luật trừng phạt Nga mà Quốc hội New Zealand vừa thông qua đã đưa 100 người, trong đó có Tổng thống Vladimir Putin, vào danh sách cấm đi lại tới New Zealand. Đồng thời, tài sản của những người này tại New Zealand cũng sẽ bị đóng băng và những người này cũng không được chuyển tài sản đến New Zealand hoặc mua tài sản tại đây. Bên cạnh đó, lệnh trừng phạt của New Zealand còn áp dụng với cả quốc gia hỗ trợ Nga trong chiến dịch này như Belarus./.
Bạn muốn trở thành VIP/PRO trên 24HMONEY?
Liên hệ 24HMONEY ngay
Bình luận