24HMoney
Install 24HMoneyTải App
copy link
menu
Phạm Hà
24HMoney đã kiểm duyệt 24HMONEY đã kiểm duyệt

Nhịp đập Thị trường 04/03: Các mã họ FLC đồng loạt trần, VN-Index hồi nhẹ

VN-Index phục hồi với động lực chính đến từ sự thu hẹp sắc đỏ tại rổ VN30.

Độ rộng thị trường tính tới 13h50 đang nghiêng về bên bán với 126 mã tăng và 171 mã giảm điểm.

Số mã tăng, giảm trong rổ VN30 đang nghiêng về sắc đỏ khi cả rổ có 8 mã tăng, 19 mã giảm và 3 mã đứng giá. ROS đang là tâm điểm của rổ VN30 khi khoác sắc tím, CTD bứt phá gần 4%, SSI và STB bật tăng gần 2.5%. Về phía sắc đỏ, SBT lao dốc khá mạnh hơn 3%, theo sau đó là GAS với mức giảm 2%, VHM, BID, FPT giảm quanh mốc 1.5% là những tác nhân chính khiến thị trường giảm điểm.

Hòa chung với diễn biến của VN-Index hiện tại, tất cả cổ phiếu ngành công nghệ thông tin đều khoác sắc đỏ. Cụ thể, VGI và FPT sụt giảm khá mạnh quanh mốc 2%, theo sau đó là mức giảm hơn 1.5% của CMG, CTR lùi nhẹ dưới mốc tham chiếu. Theo góc nhìn kỹ thuật, sau khi FPT không chinh phục thành công đường trendline giảm từ tháng 11/2019 và đường SMA 100 ngày, giá đã xuất hiện mẫu hình nến Evening Star trong phiên ngày 04/03/2020 hàm ý nhịp tăng dường như đã kết thúc. Cần thêm 1 nhịp điều chỉnh để có thể xác nhận nhịp giảm mới đã quay trở lại với FPT.

Các cổ phiếu nhà FLC đang cho thấy một bộ mặt vô cùng tích cực so với thị trường chung. Ngoại trừ GAB chỉ xuất hiện sắc xanh với bứt phá 6.5%, các cổ phiếu còn lại đều đang khoác sắc tím.

Về khối lượng cổ phiếu, FLC hiện đang đứng đầu sàn HOSE với hơn 19 triệu cổ phiếu.

Phiên sáng: Tiếp tục xuất hiện nhịp giảm

VN-Index kết phiên sáng giảm 0.6%, đạt mức 885.23 điểm; chỉ số HNX-Index giảm 0.32 điểm và đạt mức 112.26 điểm. Độ rộng thị trường nghiêng về bên bán với 232 mã tăng và 273 mã giảm.

Áp lực bán lớn dần tại rổ VN30 khiến cả rổ có 21 mã giảm, 8 mã tăng và 1 mã đứng giá. Sắc xanh trên CTD chỉ còn hơn 3%, theo sau là HPG, SSI ở mức hơn 1%. Ở chiều ngược lại, rổ có tới 8 mã mất hơn 1%, dẫn đầu là SBT, VHM, VPB, BID. Điều này khiến VN30-Index rơi trở lại, từ đó dẫn đến nhịp giảm trên VN-Index. Một điểm tiêu cực khác nằm ở khối ngoại khi đều bán ròng hầu hết các mã rổ này, ngoại trừ HPG được mua ròng.

Xét theo những mã ảnh hưởng tới VN-Index nhất thì VHM, BID, VCB, GAS và VIC là những tác nhân chính khiến chỉ số vẫn ngụp dưới tham chiếu, trong khi ở hướng ngược lại chỉ có lực đỡ nhẹ đến từ HVN. Còn ở sàn HNX, ACB, SHB và VCS là những mã ảnh hưởng tiêu cực nhất tới chỉ số.

Nhóm ngân hàng chỉ có LPB tỏa sáng với mức tăng hơn 4% và thanh khoản tốt, song mã đang trong tình trạng dư bán vượt trội so với dư mua. Khối ngoại cũng đã thu mua hơn 1 triệu đơn vị cổ phiếu này. Tuy nhiên, nhìn chung sắc đỏ đang chiếm hữu nhóm ngân hàng với 10 mã đi lùi, trong đó VIB, BID, VPB, TCB là những gương mặt giảm hơn 1%.

Màu đỏ vẫn là gam màu chung của các nhóm ngành trên thị trường, song vài điểm nhấn riêng biệt vẫn được tìm thấy ở từng nhóm, điển hiện như GEG tăng kịch trần ở nhóm phát điện, APS trần ở nhóm chứng khoán, HSG tiến hơn 1% ở nhóm thép, DPM bứt phá 4% ở nhóm đạm,…

Khối ngoại bán ròng hơn 140 tỷ đồng trên sàn HOSE và hơn 30 tỷ đồng trên sàn HNX. Lực bán ròng tập trung ở các cổ phiếu VHM, HNG, VJC trên sàn HOSE. PVS, SHB là hai mã bị bán ròng nhiều nhất tại sàn HNX với giá trị hơn 10 tỷ đồng mỗi mã.

10h30: Dần hồi phục

VN-Index xuất hiện nhịp hồi với động lực chính đến từ sự thu hẹp sắc đỏ tại rổ VN30, trong khi đó HNX-Index lại đang giằng co quanh tham chiếu.

Rổ VN30 đỏ lửa với 18 mã giảm, 10 mã tăng và 2 mã đứng giá, trong đó biên độ của đa phần sắc đỏ đều dưới 2%, ngoại trừ SBT gần 3%. Trong khi đó, diễn biến sắc xanh cũng tương tự khi đều dưới mức 1%, song chỉ có SSI, STB, HPG tiến hơn 1% và CTD ấn tượng dẫn đầu nhóm ở mức 5%. Theo góc nhìn kỹ thuật thì CTD đã phát tín hiệu mua từ phiên hôm qua và kháng cự sẽ là vùng 80,000-90,000 đồng (SMA 200 ngày).

HHS tiếp tục bay cao hơn 5% và đã tiến hơn 20% kể từ khi cho tín hiệu mua trong phiên 28/02/2020, với động lực tăng trưởng khả năng cao đến từ thông tin TCH muốn nâng sở hữu trên mức 50%. Trong khi đó, TCH đã trải qua đợt giảm mạnh và chững lại tại vùng 32,000-34,000 đồng (tại SMA 100 ngày).

Chuỗi trần của YEG đã đạt tới con số 6 và hiện dư mua tại mã vượt 90 ngàn đơn vị. Việc bà Trần Uyên Phương chi xấp xỉ 300 tỷ đồng để mua lại gần 20% cổ phần tại YEG, dù cho đây là khoản đầu tư cá nhân, chắc hẳn đã đẩy kỳ vọng của nhà đầu tư về một bước ngoặt lớn tại doanh nghiệp đi lên.

Nhóm cổ phiếu họ FLC tràn ngập sắc tím đến từ AMD, HAI, KLF (cả ba đều trong tình trạng trống bên bán), theo sau là sắc xanh của GAB, FLC ở mức hơn 3%, duy chỉ có ROS là lùi nhẹ dưới tham chiếu. Mới đây AMD đã thông báo về việc sáp nhập vào GAB và với sự chênh lệnh giữa thị giá 2 cổ phiếu (AMD chỉ gần 3,000 đồng trong khi GAB hơn 114,000 đồng), các phiên tăng trần của AMD có vẻ không mấy khó giải thích. HVN hiện là điểm sáng tại nhóm hàng không với sắc xanh gần 5% với thanh khoản tạm ổn. Theo góc nhìn kỹ thuật thì nếu giá duy trì trạng thái này trong hết cả phiên, một nhịp tăng về vùng quanh mốc 25,000 đồng khả năng cao sẽ xuất hiện.

Mở cửa: Sụt giảm đầu phiên

Chứng khoán Mỹ lao dốc khá mạnh khi lo ngại về sự suy yếu của tăng trưởng kinh tế tăng cao, trong bối cảnh dịch Covid-19 ngày càng lan rộng khắp thế giới, dù cho Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) đã động thái hạ lãi suất khẩn cấp. Điều này đã phần nào dẫn đến sắc đỏ của thị trường Việt Nam vào đầu phiên hôm nay.

Độ rộng thị trường tính tới 9h30 đang nghiêng về bên bán với 126 mã tăng và 171 mã giảm điểm. Số mã tăng, giảm trong rổ VN30 đang nghiêng về sắc đỏ khi cả rổ có 5 mã tăng, 20 mã giảm và 5 mã đứng giá.

VIC, VCB và GAS đang là những tác nhân chính mang lại sắc đỏ cho thị trường. Ở chiều ngược lại, HPG, TPB và CTD là những mã có tác động tích cực giúp kìm hãm đà giảm sâu của chỉ số.

Sau phiên ATO, sắc đỏ đang chiếm ưu trong nhóm ngân hàng. Cụ thể, STB, MBB và VPB cùng nhau sụt giảm quanh mốc 1%, TCB và VCB cùng nhau lùi nhẹ dưới mốc tham chiếu. Ở phía ngược lại, LPB đang là tâm điểm trong ngành này khi bứt phá gần 3.5%, HDB nhích nhẹ trên mốc tham chiếu.

Hòa chung với diễn biến của ngành ngân hàng, diễn biến của nhóm bất động sản dân dụng cũng không mấy khả quan. HAR lao dốc khá sâu ở mức gần 4%, CCL cũng không khá khẩm hơn khi sụt giảm hơn 2.5%. Hiện DIG đang là điểm nhấn của ngành này khi xuất hiện sắc xanh và nhảy vọt hơn 3%.

Bất chấp thông tin các hợp đồng dầu WTI tương lai tăng nhẹ, các cổ phiếu ngành dầu khí đang chìm trong sắc đỏ. Có thể kể tên, GAS sụt giảm gần 2%, theo sau đó là mức giảm hơn 1% của BSR.

Nông - lâm - ngư là ngành tăng mạnh nhất thị trường ở mức 0.69%. Ngược lại, công nghệ thông tin hiện là ngành giảm mạnh nhất thị trường ở mức 1.58%.

Theo dõi 24HMoney trên GoogleNews
Mã chứng khoán liên quan bài viết
1.10 (0.00%)
3.50 (0.00%)
196.40 (0.00%)
prev
next

Từ khóa liên quan

Bấm vào mỗi từ khóa để xem bài cùng chủ đề

Bạn muốn trở thành VIP/PRO trên 24HMONEY?

Liên hệ 24HMONEY ngay

Cảnh báo Nhà đầu tư lưu ý
Cảnh báo
Cơ quan chủ quản: Công ty TNHH 24HMoney. Địa chỉ: Tầng 5 - Toà nhà Geleximco - 36 Hoàng Cầu, P.Ô Chợ Dừa, Quận Đống Đa, Hà Nội. Giấy phép mạng xã hội số 203/GP-BTTTT do BỘ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG cấp ngày 09/06/2023 (thay thế cho Giấy phép mạng xã hội số 103/GP-BTTTT cấp ngày 25/3/2019). Chịu trách nhiệm nội dung: Phạm Đình Bằng. Email: support@24hmoney.vn. Hotline: 038.509.6665. Liên hệ: 0908.822.699

Điều khoản và chính sách sử dụng



copy link
Quét mã QR để tải app 24HMoney - Giúp bạn đầu tư an toàn, hiệu quả