menu
24hmoney
Install 24HMoneyTải App
copy link
Hoa Thanh

Nhiều ngân hàng xin thêm hạn mức tín dụng

VDSC nhận định, đây sẽ là động lực cho ngành ngân hàng trong quý 4. Mặc dù vậy, các ngân hàng phải đối mặt với bài toán tăng trưởng tín dụng đi kèm với trích lập dự phòng để kiểm soát nợ xấu, nợ tái cơ cấu.

Trong báo cáo chiến lược tháng 10, Công ty Chứng khoán Rồng Việt (VDSC) đề cập tín dụng toàn ngành đến 28/9 tăng 7,5% so với đầu năm, dẫn dắt bởi dư nợ cho vay ngắn hạn của các ngân hàng.

Nhiều ngân hàng đã gần chạm mức trần tín dụng được giao và nộp đơn xin cấp hạn mức mới, đây sẽ là động lực cho ngành ngân hàng trong quý 4.

Trước đó, nhiều ngân hàng đã được cấp thêm room tín dụng đợt 2 năm nay, tập trung chủ yếu ở nhóm ngân hàng thương mại cổ phần. Việc nới hạn mức tín dụng phụ thuộc vào tình hình của các ngân hàng, mức độ rủi ro của danh mục tín dụng và mức độ hỗ trợ lãi suất.


Techcombank và TPBank là 2 ngân hàng được cấp mức tăng trưởng tín dụng cao nhất, lần lượt là 17,1% và 17,4%, do tỷ lệ an toàn vốn (CAR) Basel II ở mức cao, danh mục đầu tư rộng và không tập trung quá nhiều vào các ngành nghề rủi ro và có những cam kết hỗ trợ lãi suất trong thời gian tới.

Các ngân hàng như MSB được nâng hạn mức từ 10,5% đầu năm lên 16%, MB từ 8,5% lên 15%; VIB từ 8,5% lên 14,1%; LienVietPostBank và ACB từ 8,5% và 9,5% cùng lên 13,1%...

Đề cập lợi nhuận quý 3/2021, VDSC ước tính kết quả của các ngân hàng sẽ tăng trưởng chậm lại đáng kể so với quý 2. Ngoài ra, sau tròn một quý thực hiện giãn cách tại TPHCM, bức tranh nợ xấu của ngành ngân hàng đang là vấn đề được quan tâm nhiều hơn.

Trước đó, NHNN ghi nhận đến cuối tháng 6, tỷ lệ nợ xấu nội bảng, nợ bán cho VAMC chưa xử lý và các khoản tiềm ẩn trở thành nợ xấu là 3,66%. Nếu tính cả các khoản nợ không bị chuyển nợ xấu do được cơ cấu lại, miễn, giảm lãi theo Thông tư 01/2020/TT-NHNN do ảnh hưởng bởi dịch bệnh Covid-19 thì tỷ lệ này là 7,21% trong khi cuối năm 2020 là 5,08%.

Làn sóng Covid-19 trong quý 3 khiến nợ xấu và nợ được cơ cấu lại của ngành ngân hàng nhiều khả năng sẽ tăng mạnh trong giai đoạn cuối năm và ảnh hưởng lên tốc độ và độ lớn của trích lập dự phòng. Mặc dù vậy, nợ xấu sẽ có độ trễ trong việc hình thành và đồng thời cũng có sự lệch pha giữa tốc độ tăng nợ xấu của các ngân hàng.

VDSC dự báo điểm rơi về nợ xấu sẽ chủ yếu ở quý 4, nhưng các ngân hàng sẽ chủ động trích lập trong quý 3 tùy tình hình và năng lực tài chính của riêng từng ngân hàng. Các ngân hàng trích lập có năng lực tài chính mạnh, trích lập sớm và đẩy đủ sẽ có nhiều động lực tăng trưởng hơn trong giai đoạn sau.

Theo dõi 24HMoney trên GoogleNews
Nhà đầu tư lưu ý
24HMoney đã kiểm duyệt

Từ khóa (bấm vào mỗi từ khóa để xem bài cùng chủ đề)

Bạn có muốn trở thành VIP/Pro trên 24HMoney? Hãy liên hệ với chúng tôi SĐT/ Zalo: 0981 935 283.

Để truyền thông cho doanh nghiệp, vui lòng liên hệ SĐT/ Zalo: 0908 822 699.

Hòm thư: phuongpt@24hmoney.vn
Thích Đã thích Thích
Bình luận
Chia sẻ
Cơ quan chủ quản: Công ty TNHH 24HMoney. Địa chỉ: Tầng 5 - Toà nhà Geleximco - 36 Hoàng Cầu, P.Ô Chợ Dừa, Quận Đống Đa, Hà Nội. Giấy phép mạng xã hội số 203/GP-BTTTT do BỘ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG cấp ngày 09/06/2023 (thay thế cho Giấy phép mạng xã hội số 103/GP-BTTTT cấp ngày 25/3/2019). Chịu trách nhiệm nội dung: Phạm Đình Bằng. Email: support@24hmoney.vn. Hotline: 038.509.6665. Liên hệ: 0908.822.699

Điều khoản và chính sách sử dụng



copy link
Quét mã QR để tải app 24HMoney - App Tài chính, Chứng khoán nhiều người dùng nhất cho điện thoại