Nhiều ngân hàng báo cáo lợi nhuận giảm mạnh gần một nửa trong quý 2/2023
Cập nhật mới nhất với ngành ngân hàng cho thấy, có 6 ngân hàng niêm yết chủ yếu là nhóm quy mô nhỏ như TPB, LPB, BAB, ABB, PGB và SGB vừa công bố báo cái tài chính Q2/2023, với lợi nhuận sau thuế giảm -46,2% so với cùng kỳ và -35,8% so với quý 1/2023.
Tính đến ngày 21/7/2023, đã có 578 ngân hàng và doanh nghiệp niêm yết đại diện 49% tổng giá trị vốn hóa trên HOSE, HNX và UPCoM công bố báo cáo tài chính hoặc ước tính kết quả kinh doanh Q2/2023 và 6T2023, với tổng lợi nhuận sau thuế suy giảm quý thứ 3 liên tiếp so với cùng kỳ.
Cụ thể, cập nhật mới nhất với ngành ngân hàng cho thấy, có 6 ngân hàng niêm yết chủ yếu là nhóm quy mô nhỏ như TPB, LPB, BAB, ABB, PGB và SGB vừa công bố báo cái tài chính Q2/2023, với lợi nhuận sau thuế giảm -46,2% so với cùng kỳ và -35,8% so với quý 1/2023.
NIM thu hẹp, tín dụng tăng thấp, trích lập dự phòng rủi ro tín dụng tăng mạnh là 3 lý do chính khiến lợi nhuận sau thuế các ngân hàng này ngoại trừ PGB giảm sâu. Kết quả kinh doanh của các ngân hàng này phần nào phản ánh bức tranh lợi nhuận kém tích cực của ngành Ngân hàng trong quý 2/2023 cũng như hiện tại do một số hệ lụy từ những diễn biến bất lợi gần đây trên thị trường bất động sản và nhu cầu vay vốn cho sản xuất kinh doanh rất thấp do cầu tiêu dùng yếu.
Với nhóm chứng khoán, dư nợ margin toàn thị trường tăng mạnh tăng 20,5% và hoạt động tự doanh cải thiện là hai yếu tố hỗ trợ lợi nhuận sau thuế của 20 công ty chứng khoán niêm yết tăng 889,7% so với cùng kỳ và 130,3%.
Đáng chú ý tăng trưởng đột phá chủ yếu ghi nhận ở nhóm công ty chứng khoán vừa và nhỏ (SHS, VIX, BSI, CTS, DSC) trong khi hai công ty chứng khoán thuộc top đầu là HCM và VCI cùng báo lợi nhuận sau thuế giảm mạnh so với cùng kỳ nhưng cải thiện đáng kể so với quý 1/2023 (chủ yếu nhờ thu nhập tốt từ hoạt động tự doanh). Giá nhiều cổ phiếu Chứng khoán đã tăng mạnh trong giai đoạn 3 tháng trước khi báo cáo tài chính quý 2/2023 được công bố và thường có độ nhạy cao đối với diễn biến chung của thị trường.
Với khối Phi tài chính, lợi nhuận sau thuế của 537/1518 doanh nghiệp Phi tài chính đại diện 36,1% vốn hóa của khối giảm quý thứ 4 liên tiếp với mức giảm tương đối mạnh so với cùng kỳ 40,2% so với cùng kỳ năm ngoái.
Đáng chú ý, số lượng các ngành ghi nhận tăng trưởng về lợi nhuận sau thuế Q2/2023 đã tăng lên đáng kể so với quý 1/2023, nhưng chủ yếu là doanh nghiệp thuộc ngành có quy mô vốn hóa nhỏ như Đường (QNS, SLS), Dịch vụ & Thiết bị Dầu khí (PVD, PVS, PVB), Sữa (VNM), CNTT (FPT), Dược phẩm (IMP, DHT).
Ở phía suy giảm, Thủy sản (FMC) và May mặc tiếp tục chứng kiến lợi nhuận giảm sâu khi nhu cầu ở các thị trường xuất khẩu chính là Mỹ và Châu Âu chưa hồi phục. Nhu cầu có thể cải thiện vào mùa lễ hội cuối năm ở Mỹ và Châu Âu trong khi cầu tiêu dùng dần hồi phục (mặc dù với tốc độ chậm) ở Trung Quốc đang là các yếu tố chính được kỳ vọng hỗ trợ cải thiện hoạt động kinh doanh nửa cuối năm ở 2 ngành này.
Bạn muốn trở thành VIP/PRO trên 24HMONEY?
Liên hệ 24HMONEY ngay
Bình luận