Nhận định thị trường tuần 23/12 - 27/12: Nhóm bank phát đi tín hiệu điều chỉnh trong ngắn hạn
I. VỀ ĐIỂM SỐ - Kết thúc phiên cuối tuần index tăng hơn 2 điểm lên mức 11257 điểm, VN30 tăng hơn 3 điểm lên mức 1317 điểm. Tính cho cả tuần, VNindex giảm hơn 5 điểm (-0.4%) và VN30 giảm hơn 13 điểm (-1.04%)
- Khối lượng khớp lệnh trung bình trên sàn HOSE đạt hơn 449 triệu cp/phiên, giảm hơn 9% so với mức trung bình truần trước đó
- Nhà đầu tư nước ngoài tiếp tục bán ròng với giá trị hơn 1.5 ngàn tỷ đồng trên cả hai sàn trong tuần qua. Trong đó, khối ngoại bán ròng gần 1.4 ngàn tỷ đồng trên sàn HOSE và bán ròng hơn 113 tỷ đồng trên sàn HNX
II. DIỄN BIẾN DÒNG TIỀN
- Thị trường ghi nhận tuần giao dịch với diễn biến đi ngang, điều chỉnh trong biên hẹp là chủ đạo. Sau 3 phiên đầu tuần tích luỹ, Index bất ngờ ghi nhận nhịp điều chỉnh mạnh vào phiên thứ 5 (19/12) khi chịu ảnh hưởng từ tin tức vĩ mô và thị trường chứng khoán Mỹ. Điểm tích cực là sau khi chịu áp lực điều chỉnh mạnh bất ngờ, lực cầu bắt đáy đã xuất hiện giúp thị trường phần nào cân bằng tại hỗ trợ 1250 -1255 điểm
- Xét về mức độ ảnh hưởng, HVN, VNM và FPT là những trụ cột đóng góp tích cực nhất cho thị trường hôm nay, giúp Index tăng hơn 2 điểm. Trong khi đó, tổng 10 cổ phiếu tiêu cực nhất chỉ lấy đi hơn 1 điểm của chỉ số chung, dẫn đầu là HPG và BVH
1. Nhóm ngân hàng: Tạo áp lực lên thị trường chung
- ACB: Điều chỉnh giảm trong biên nhỏ khi áp lực bán ngắn hạn vẫn chiếm chủ động, hỗ trợ gần 24-24.5, cản gần 25-25.5
- BID: Tích lũy trong biên hẹp sau nhịp điều chỉnh ngắn hạn, ngày 23/12 chốt quyền phát hành CP thưởng tỷ lệ 21%
- CTG: Tích lũy trở lại tại vùng đỉnh ngắn hạn, cản gần 37-37.5, hỗ trợ gần 34.5-35
- EIB: Biến động mạnh với biên độ khá rộng trong thời gian qua, hỗ trợ gần 18-18.5, cản gần 19.5-20
- HDB: Áp lực chốt lời ngắn hạn gia tăng khi giá về lại vùng đỉnh lịch sử 24.x với lực cầu hấp thụ tốt, hỗ trợ gần 22-22.5
- STB: Tích lũy trong biên hẹp, hỗ trợ gần 32-32.5, cản gần 35.5-36
- TCB: Áp lực bán ngắn hạn gia tăng khi nhiều lần chưa vượt qua được vùng cản mạnh 25, hỗ trợ gần 22-22.5
- VPB: Giao dịch chủ yếu trong nền tích lũy trung hạn, với hỗ trợ gần 18-18.5, cản gần 19.5-20
2. Nhóm chứng khoán: Tích lũy trong biên hẹp khi chưa có nhiều tín hiệu tích cực
- HCM: Tích lũy đi ngang trong biên hẹp khi giá đang về lại gần vùng đỉnh, cản gần 31-31.5, hỗ trợ gần 26.5-27
- SSI: Tích lũy trong biên hẹp sau nhịp hồi phục ngắn hạn, hỗ trợ gần 25-25.5, cản gần 27-27.5
- VND: Nỗ lực tạo đáy trung hạn bất thành khi tiếp tục thiết lập vùng đáy năm mới, trường hợp lực cầu tiếp tục suy yếu khả năng VND tìm vền vùng hỗ trợ sâu quanh khu vực 11.x
- SHS: Lực cầu suy yếu khi giá CP vẫn trong xu hướng điều chỉnh trung hạn, hỗ trợ gần vùng đáy năm quanh 12.x
- VCI: Hiện chủ yếu giao dịch trong biên rộng với hỗ trợ quanh 32+-, cản 37+-
- BSI: Sau nhịp hồi phục khá tốt trước đó, tuần qua BSI chủ yếu đi ngang tích lũy với hỗ trợ gần 46-46.5, cản gần 48.5-49
- MBS: Điều chỉnh trong biên hẹp với hỗ trợ gần 27-27.5, cản gần 29.5-30
- VDS: Duy trì nhịp tăng giá khá tốt thời gian vừa qua, cản gần 22-22.5, hỗ trợ gần 20+-
- VIX: Xu hướng tích lũy hồi phục trong biên nhỏ quanh vùng đáy trung hạn với hỗ trợ gần 9.5-9.8, cản gần 10.6-11
3. Nhóm dầu khí: Nỗ lực thiết lập vùng đáy ngắn hạn
- BSR: Có nhịp hồi phục khá tốt thời gian qua sau thông tin về việc chuyển niêm yết trên HSX, cản gần 23-23.5, hỗ trợ gần 20-20.5
- GAS: Trong xu hướng điều chỉnh ngắn hạn khi lượng cung vẫn còn duy trì lớn, hỗ trợ gần 67-68, cản gần 70-71
- PLX: Tương tự GAS khi vẫn trong xu hướng điều chỉnh ngắn hạn, hỗ trợ gần 37-37.5, cản gần 40-40.5
- PVD: Trong nỗ lực thiết lập vùng đáy ngắn hạn sau nhịp điều chỉnh kéo dài, với hỗ trợ gần quanh vùng đáy năm 23+-, cản gần 25-25.5
- PVS: Tương tự PVD khi trong nỗ lực tạo đáy ngắn hạn, hỗ trợ gần 32-32.5, cản gần 36-36.5
4. Nhóm Thép:
- HPG: Chịu áp lực điều chỉnh theo TT chung khi chưa thể chinh phụ thành công vùng cản 28, hỗ trợ gần 25-25.5
- HSG: Để mất hầu hết các hỗ trợ ngắn hạn và đang trong nỗ lực thiết lập cân bằng ngắn hạn tại vùng giá đáy năm mới, hỗ trợ gần 18+-, cản gần 19-19.5
- NKG: Tương tự HSG khi đang trong nỗ lực thiết lập vùng giá cân bằng mới, hỗ trợ gần 14-14.5, cản gần 15.5+-
5. Nhóm BĐS: Áp lực bán vẫn chiếm ưu thế
- VHM, VIC, VRE: Giao dịch tích lũy trong biên hẹp quanh vùng đáy trung dài hạn, với lực cầu tham gia yếu
- DIG: Trong xu hướng điều chỉnh trung hạn khi lực cung vẫn tỏ ra áp đảo và hiện để mất vùng đáy giá năm, hô trợ gần 17.5-18, cản gần
- KDH: Duy trì xu hướng hồi phục ngắn hạn với thanh khoản cải thiện tốt, giá hiện đang về vùng cản mạnh 36-36.5, hỗ trợ gần 34-34.5
- NLG: Xu hướng điều chỉnh ngắn hạn với hỗ trợ gần 35-35.5, cản gần 38.5-39
- DXG: Tích lũy trở lại quanh vùng cản ngắn hạn 18+-, hỗ trợ gần 17-17.5
- NTL: Tích lũy hồi phục sau khi thiết lập vùng đáy ngắn hạn với hỗ trợ gần 1-18.5, cản gần 20-20.5
- NVL: Chịu áp lực bán trog tuần qua khi giá về lại vùng đáy lịch sử 10+-, cản gần 11+-
- PDR: Điều chỉnh trong biên hẹp với hỗ trợ gần 20-20.5, cản gần 22-22.5
6. Nhóm BĐS CN/Cao Su:
- GVR: Chịu áp lực điều chỉnh ngắn hạn theo TT chung, hỗ trợ gần 30+-, cản gần 32.5-33
- IDC: Biến động trong biên nhỏ với hỗ trợ gần 53-54, cản gần 57-58
- KBC: Giữ xu hướng hồi phục từ vùng đáy, cản gân 29.5-30, hỗ trợ 26.5-27
- DTD: Biến động trong biên hẹp khi giữ xu hướng hồi phục ngắn hạn cùng thanh khoản cải thiện tốt, hỗ trợ gần 24.5-25, cản gần 27.5-28
- SZC: Duy trì xu hướng tăng giá ngắn hạn và đang tích lũy lại trong biên hẹp quanh vùng đỉnh ngắn hạn, hỗ trợ gần 40-41, cản gần 44-45
- VGC: Lực cầu tham gia tốt khi giữ được nhịp tăng giá ngắn hạn, với cản gần 45-46, hỗ trợ gần 41-42
7. Nhóm Đầu tư công/VLDX:
- HHV: Điều chỉnh trở lại sau khi giá về vùng cản mạnh 11.5-11.8, hỗ trợ gần 10.5-10.8
- CTI: Tiếp tục bật tăng mạnh sau quá trình tích lũy tại vùng đỉnh ngắn hạn, hỗ trợ gần 19+-, cản gần 21.x
- FCN: Tích lũy hồi phục trong biên hẹp với hỗ trợ gần 12.2-12.5, cản gần 13.3-13.6
- LCG: Điều chỉnh về test lại đáy ngắn hạn với hỗ trợ gần 9.5-9.7, cản gần 10.5-10.8
- VCG: Trong xu hướng chỉnh ngắn hạn, hỗ trợ gần 16.5-17, cản gần 18-18.5
- KSB: Điều chỉnh trở lại khi giá về vùng cản 18.5-19, hỗ trợ gần 17-17.5
8. Nhóm phân bón hóa chất:
- DCM: Tích lũy lại trong biên độ nhỏ với hỗ trợ gần 35.5-36, cản gần 37.5-38
- DPM: Áp lực bán gia tăng khi giá về vùng cản mạnh 36.5-37, hỗ trợ gần 34-34.5
- LAS: Hỗ trợ gần 20.5-21, cản gần 22.5-23
- DDV: Duy trì xu hướng tăng giá mạnh mẽ với thanh khoản ở mức cao, cản gần 21-21.5, hỗ trợ gần 19-19.5
- CSV: Có tuần bật tăng mạnh mẽ về lại vùng đỉnh lịch sử quanh 45+-, hỗ trợ gần 41-42
- DGC: Tích lũy lại quanh vùng cản ngắn hạn 115+-, hỗ trợ gần 110-112
9. Nhóm bán lẻ:
- FRT: Duy trì nhịp tăng giá tốt sau khi tạo đáy ngắn hạn quanh vùng 160, mục tiêu hướng đến test lại vùng đỉnh lịch sử 188-189, hỗ trợ gần 180-182
- DGW: Xu hướng điều chỉnh trong biên độ hẹp, với hỗ trợ gần 40-41, cản gần 44-45
- MWG: Giao dịch trong biên hẹp quanh vùng đáy ngắn hạn với hỗ trợ gần 58-59, cản gần 62-63
- HAX: Lực cầu tham gia tốt giúp HAX duy trì đà hồi phục ngắn hạn, hỗ trợ gần 16-16.5, cản gần 18
- VNM: Lực cầu tham gia tốt khi giá về lại vùng hỗ trợ trung dài hạn 62-63, cản gần 66-67
10. Nhóm vận tải cảng biển: Là nhóm thu hút dòng tiền khá tốt trong tuần qua khi những CP vốn hóa vừa và nhỏ đều có mức bật tăng mạnh
- GMD: Áp lực điều chỉnh khi giá về vùng cản mạnh 67-68, hỗ trợ gần 62-63
- HAH: Tích lũy trở lại quanh vùng đỉnh ngắn hạn sau nhịp tăng giá mạnh trước đó, hỗ trợ gần 46-47, cản gần 51-52
- PVT: Vận động trong biên nhỏ với nền hỗ trợ ngắn hạn quanh 26.5-27, cản gần 28.5-29
- PVP, CTO, VIP, VOS, VTO: Đều có tuần tăng mạnh 7-10% khi dòng tiền tập trung tốt vào nhóm Vốn hóa vừa nhỏ
11. Nhóm Công nghệ viễn thông: Là nhóm liên tục thu hút dòng tiền mạnh thời gin qua với mức tăng giá vượt trội so với các nhóm ngành khác
- FPT: Liên tục tích lũy đi lên và thiết lập các vùng đỉnh giá lịch sử mới, hiện đang tích lũy lai quanh vùng đỉnh 150, hỗ trợ gần 140-142
- CTR: Trong nhịp hồi phục sau khi test lại vùng đáy ngắn hạn 114-116, cản gần 128-130
- ELC: Tích lũy đi lên với lực cầu tham giá tốt, xu hướng về test lại vùng đỉnh lịch sử 29.5-30, hỗ trợ gần 25.5-26
- VTP: Tích lũy trở lại quanh vùng đỉnh lịch sử, hỗ trợ gần 135-137, cản gần 150
- YEG: Là mã nổi bật thời gian qua khi thường xuyên duy trì đà tăng mạnh, hỗ trợ gần 14.5-15, cản gần 21-21.5
- ABC, CMT, ITD, TTN, ICT: Là những CP Vốn hóa vừa và nhỏ thu hút dòng tiền tốt và duy trì được mức tăng giá tốt thời gian qua
III. NHẬN ĐỊNH VÀ KHUYẾN NGHỊ
- Dù Index chỉ ghi nhận mức sụt giảm nhẹ 0.4% trong tuần qua, nhưng có thể thấy áp lực trong thực tế mà nhà đầu tư trải qua lớn hơn nhiều; Bên bán luôn chiếm thế chủ động chính trong giao dịch và mức độ điều chỉnh tiếp tục diễn ra ở nhiều nhóm ngành/CP; Thanh khoản suy giảm khi lực cầu tham gia yếu khiến nhiều Nhóm/CP lớn để mất các vùng hỗ trợ quan trọng và tiếp tục dò tìm những vùng đáy năm mới
- Việc khối ngoại tiếp tục bán ròng trong tuần qua và tập trung ở những mã Vốn hóa lớn tạo áp lực lớn lên TT chung khi giao dịch của khối này thời gian qua có tác động khá lớn đến diễn biến của TT trong bối cảnh Thanh khoản đang ở mức khá thấp và dòng tiền nội vẫn giao dịch trong tâm thế thận trọng, cầm chừng
- Xu hướng ngắn hạn của TT chưa có nhiều tín hiệu khả quan khi dòng tiền vẫn đang có sự phân hóa mạnh và chỉ tập trung ở một số nhóm ngành/CP có động lực và câu chuyện kì vọng với điểm nhấn đến từ nhóm Vốn hóa vừa và nhỏ trong bối cảnh dòng tiền ảm đạm cũng như diễn biến giằng co trong biên hẹp là chủ đạo
- NĐT vẫn cần cẩn trọng trong ngắn hạn và duy trì tỷ trọng phù hợp; Nên tận dụng nhịp phục hồi để tái cơ cấu danh mục đầu tư, hạ bớt tỉ trọng nếu đang ở mức cao; Ưu tiên nắm nắm giữ các nhóm ngành/cổ phiếu có nền tảng cơ bản tốt, kết quả kinh doanh ổn định và triển vọng tăng trưởng; Tránh việc mua đuổi/bán đuổi trong những nhịp kéo mạnh hoặc rung lắc giảm sâu của TT
Theo dõi người đăng bài
Bạn muốn trở thành VIP/PRO trên 24HMONEY?
Liên hệ 24HMONEY ngay
Bàn tán về thị trường