Ngành nước giải khát và “cú sốc” tăng thuế tiêu thụ đặc biệt
Kinhtedothi – Đề xuất áp thuế tiêu thụ đặc biệt đối với nước giải khát đang thu hút sự quan tâm đặc biệt của nhiều đối tượng, ngành hàng. Bởi, một khi chính sách được thông qua sẽ ảnh hưởng không nhỏ tới hoạt động kinh doanh cũng như sinh kế của hàng triệu lao động.
Trong du thảo luật thuế tiêu thụ đặc biệt (TTDB) sửa đổi, Bộ Tài chính đề xuất bổ sung nước giải khát vào danh mục đối tượng chịu thuế. Theo đó, nước giải khát theo tiêu chuẩn Việt Nam có hàm lượng đường trên 5g/100ml sẽ chịu thuế suất 10%. Đề xuất này đã gây ra sự phản đối mạnh mẽ từ ngành sản xuất nước giải khát, đe dọa đến sự phục hồi và tăng trưởng của ngành cũng như ảnh hưởng tiêu cực đến nền kinh tế và xã hội trong bối cảnh khó khăn do dịch COVID-19.
Ngành nước giải khát hiện đang tạo việc làm cho hơn 300.000 lao động trực tiếp và hàng triệu việc làm gián tiếp, cũng như tham gia tích cực vào các chương trình trách nhiệm xã hội. Việc đề xuất thuế tiêu thụ đặc biệt đối với đồ uống có đường có thể khiến người tiêu dùng chuyển sang sử dụng các loại đồ uống khác như trà hoặc nước trái cây, có thể không phải chịu thuế và có giá thành rẻ hơn. Điều này không chỉ ảnh hưởng đến ngành công nghiệp đồ uống mà còn đến các doanh nghiệp và gia đình.
Phản đối của các doanh nghiệp và các chuyên gia cũng đề cập đến việc ảnh hưởng tiêu cực đến sự phục hồi của ngành và đề xuất các biện pháp khác phù hợp hơn với thực tế. Việc bổ sung nước giải khát vào danh mục chịu thuế TTDB thể hiện sự mâu thuẫn và cần phải được xem xét kỹ lưỡng trước khi ban hành.
TS.BS Nguyễn Thị Lâm - nguyên Viện phó Viện Dinh dưỡng Việt Nam cho biết: “Việc đánh thuế TTĐB với các nước giải khát có đường tại một số nước cho thấy chưa mang lại hiệu quả mong muốn. Người tiêu dùng giảm tiêu thụ lượng nước giải khát có đường nhưng lại tìm kiếm các nước giải khát cũng có đường khác như trà hoặc các nước trái cây có đường từ đường phố.”
Một vấn đề khác cần lưu ý là nhu cầu và thói quen sử dụng đồ uống có đường của người tiêu dùng trong bối cảnh trên thị trường hiện nay có đa dạng các đồ uống có đường khác được sản xuất công nghiệp hay thủ công, được kết hợp “combo” với các món ăn, thay đổi liên tục theo xu hướng phù hợp và thu hút giới trẻ thì liệu,việc chỉ đánh thuế nước giải khát có đường được sản xuất công nghiệp có thực sự hiệu quả.
Cùng quan điểm này, Trưởng Tiểu ban Nước giải khát thuộc VBA Đỗ Thái Vương chia sẻ, việc áp thuế TTĐB vào cho các sản phẩm nước giải khát theo tiêu chuẩn TCVN không đảm bảo được hiệu quả đối với chính sách. Khi mà các sản phẩm khác đặc biệt là các sản phẩm thực phẩm và đồ uống khác chứa lượng đường nhiều hơn thì lại chưa được tính toán để đưa vào chịu thuế TTĐB dẫn đến việc phân biệt đối xử và không công bằng trong việc xây dựng các quy định về pháp luật của nhà nước. Đồng thời khó đạt được mục tiêu bảo vệ sức khỏe người dân cũng như giúp tăng thu ngân sách.
Bạn muốn trở thành VIP/PRO trên 24HMONEY?
Liên hệ 24HMONEY ngay
Bình luận