Năm rồng nói chuyện chứng khoán: Cá chép liệu có hóa rồng?
Trong quá khứ, năm rồng trong quá khứ thường mang ý nghĩa tích cực với thị trường chứng khoán. Là một thị trường mang nặng tính chu kỳ, chứng khoán trong năm rồng 2024 có duy trì được xu hướng tích cực?
Trong 12 con giáp, rồng mang một vị thế đặc biệt bởi đây là con giáp duy nhất không có thực. Sự xuất hiện của rồng mang đến cho người dân sự yên bình, phồn thịnh. Từ xa xưa, cha ông ta thường tin rằng, năm Thìn (Rồng) là năm mang đến “đại cát, đại lợi”.
Với thị trường chứng khoán Việt Nam, chúng ta đã 2 lần trải qua năm con rồng và đều rất đặc biệt. Đó là năm 2000, khi thị trường chứng khoán chính thức đi vào hoạt động và đặc biệt là năm 2012, khi thị trường chứng khoán đã có giai đoạn tăng liên tiếp kéo dài tới 6 năm.
Nhận định thị trường chứng khoán năm rồng 2024, ông Nguyễn Tuấn Anh, chủ tịch FinPeace, người đã có gần 20 năm kinh nghiệm trong thị trường chứng khoán, từng giữ nhiều vị trí cao tại các công ty chứng khoán hàng đầu Việt Nam như VNDirect, SSI, KBSV… cho rằng thị trường đang có nhiều cơ hội để lặp lại thành công trong quá khứ.
Năm khởi động
Trong quá khứ, năm con rồng thường mang ý nghĩa tích cực với chứng khoán Việt Nam. Đặc biệt là năm 2012, khi thị trường bùng nổ và có một giai đoạn đi lên rất dài. Là người có mặt trên thị trường từ những ngày đầu, ông có thể chia sẻ những cảm nhận của mình về những năm rồng trước đây?
Tôi vẫn nhớ giai đoạn khủng hoảng đó, hết giờ giao dịch tôi đi ra ngoài thấy rất tò mò vì sao mọi người vẫn đang sinh hoạt, ăn uống bình thường được, trong khi mình không thể nuốt nổi vì mất quá nhiều tiền. Giai đoạn đó thị trường chứng khoán còn thắt biên độ nhằm kiểm soát đà giảm. Tuy nhiên, giải pháp này càng khiến nhà đầu tư bị kẹp hàng, cứ nhìn tiền trong tài khoản của mình giảm dần mà không thoát ra được. Cảm giác đấy vô cùng khó chịu.
Sau giai đoạn giảm sâu đó là giai đoạn 2009 – 2011 thị trường chỉ đi ngang, gần như không có cơ hội hoặc chỉ có cơ hội lẻ tẻ ở một số cổ phiếu có câu chuyện. Quá trình đi ngang quá lâu khiến người tham gia chán nản, cảm giác thị trường chứng khoán Việt Nam thế là… xong rồi, không bao giờ lên được nữa.
Với cá nhân tôi, mình có nhìn thấy đây là cơ hội tốt để đầu tư, nhưng lúc đấy mình lại không còn tiền nữa khi cú sập 2008 đã lấy đi của tôi toàn bộ tài sản. Có thể nói, câu chuyện của tôi khá giống với đa phần nhà đầu tư, quá lạc quan khi thị trường tăng mạnh và khi tích lũy, cơ hội tốt thì tài khoản lại “cháy” hết, không còn tiền để làm lại nữa.
Những câu chuyện này bây giờ nhắc lại không còn quá buồn phiền, mà giống như những kỷ niệm. Nhắc nhở mình thị trường luôn có tính chu kỳ, sau giai đoạn bùng nổ sẽ phải đi xuống, tích lũy trở lại trước khi có thể bứt phá.
Trùng hợp thị trường cũng vừa trải qua một giai đoạn khủng hoảng năm 2022, sau đó tích lũy đi ngang năm 2023. Theo ông liệu thị trường có thể bứt phá trong năm 2024 này, tạo thành một xu hướng tăng mới như 12 năm trước?
Quá trình này diễn ra nhanh hơn giai đoạn trước còn đến từ sự thay đổi về chất của thị trường. Nếu trước năm 2020, cảm quan chung về thị trường chứng khoán Việt Nam là đặc thù, chỉ dành cho một tệp khách hàng nhất định. Đó là những người lớn tuổi, có tiền, tích lũy có dư và sử dụng một phần để đầu tư chứng khoán.
Tuy nhiên, khi dịch Covid-19 xảy ra, mọi người ở nhà thì thị trường chứng khoán đã nổi lên như 1 kênh đầu tư đặc biệt khá tiện lợi. Chính sách thời điểm đó trở nên cởi mở hơn với công nghệ khi cho phép mở tài khoản trực tuyến, số lượng tài khoản mới bùng nổ, kéo theo 1 tập khách hàng mới khác biệt cả tính chất và thế hệ.
Đó là những người trẻ tuổi hơn, vẫn đang làm việc tại công sở, có tích lũy dù chưa nhiều, trước đó quá bận với công việc nên không có thời gian đầu tư hay để ý tới chứng khoán. Theo tôi, thế hệ nhà đầu tư mới này chất lượng hơn, tốt hơn rất nhiều so với giai đoạn trước đó.
Nhìn chung, sau một năm 2023, chúng ta về cơ bản đã xử lý xong những khó khăn phát sinh trong năm 2022 rồi. Đây là cơ sở quan trọng để biến năm 2024 là một năm bản lề cho một sóng tăng mới.
Liên tưởng khía cạnh “tâm linh” một chút, trong 12 con giáp, con rồng là con giáp duy nhất không có thật. Con vật gần gũi nhất với rồng mà chúng ta liên tưởng đến chính là con cá chép. Để có thể hóa rồng, con cá chép cần phải vượt qua vũ môn. Điều này cũng giống như thị trường chứng khoán Việt Nam hiện tại, chỉ cần kích hoạt một số điểm nổ là chúng ta sẽ có một đợt sóng tăng mạnh mẽ mới.
“Vũ môn” hay điểm nổ cần kích hoạt mà ông đang nói tới là gì?
Cùng với đó là sự xuất hiện của hệ thống KRX. Với KRX, chúng ta sẽ có những sản phẩm tài chính mới, thứ lâu lắm thị trường chưa có. Gần nhất chúng ta có chứng quyền, một sản phẩm không nổi bật lắm nhưng cũng rất lâu rồi.
Với KRX, chúng ta sẽ có giao dịch trong ngày. Đây là yếu tố rất hứa hẹn, khuyến khích hình thành nên những tổ chức lớn, những nhà buôn hàng sẵn sàng nhập hàng trước khối lượng lớn để cho vay khi cần. KRX sẽ tạo sức ép lớn cho các công ty chứng khoán để xây dựng kho hàng, với các chiến lược khác nhau. Điều này cũng giải thích tại sao các công ty chứng khoán những năm qua tăng vốn rất nhiều. Hãy cũng chờ xem, các công ty chứng khoán có thể tận dụng KRX để “hóa rồng” cho chính bản thân mình như thế nào.
Tóm lại, năm nay cá nhân tôi rất mong đợi vào một điểm nổ được kích hoạt. Đó cũng là lý do hình ảnh đầu năm của tôi và các nhà đầu tư FinPeace là cá chép, sẵn sàng trong tư thế chờ đợi.
Tiềm năng mạnh mẽ
Có thể thấy ông rất lạc quan. Tuy nhiên thị trường chứng khoán cũng phải đi theo diễn biến kinh tế. Theo ông, kinh tế năm 2024 có đủ tích cực để thúc đẩy thị trường?
Đặc biệt là câu chuyện dân số. Thế hệ sinh sau năm 1990 và Gen Z mang lại những tác động rất tích cực đến nền kinh tế bởi họ rất khác biệt. Đây cũng là lý do tại sao tôi chia sẻ tệp khách hàng mới của chứng khoán được hình thành trong đại dịch Covid-19 lại chất lượng hơn cũng nằm ở dân số.
Thế hệ của tôi, những người sinh từ những năm 80 trở về trước thường có xu hướng tiết kiệm, chắt bóp thậm chí có phần tiêu cực. Thực tế trong giai đoạn trước đây là một kỹ năng rất tốt, nhưng nó lại không hề tốt cho nền kinh tế vì thắt chặt chi tiêu cũng khiến dòng tiên luân chuyển trong nền kinh tế chậm lại.
Những thế hệ trẻ bây giờ đã rất khác biệt. Họ sẵn sàng chi tiêu để đổi lấy hàng hóa, kỹ năng hay chất lượng dịch vụ tương xứng. Điều này là động lực kích thích mạnh mẽ các nhà sản xuất và các nhà cung cấp dịch vụ.
Nhìn sang các quốc gia xung quanh, nếu trước đây chúng ta đi Singapore, đi Thái Lan có cảm giác khác biệt rất lớn về hàng hóa, tiêu dùng thì nay cách biệt không còn đáng kể nữa. Hàng hóa ở Việt Nam giờ cũng đa dạng không thua kém gì các quốc gia trong khu vực.
Cũng vì lập luận đó, cá nhân tôi nghĩ là không chỉ năm sau mà trong nhiều năm tiếp theo những lĩnh vực dịch vụ mang lại giá trị gia tăng cho khách hàng sẽ là điểm nhấn tăng trưởng mạnh mẽ nhất.
Luận điểm này nếu áp dụng với thị trường chứng khoán thì chúng ta nên quan tâm tới nhóm ngành nào?
Theo tôi những ngân hàng mang yêu tố bán lẻ sẽ có động lực tăng trưởng mạnh mẽ trong giai đoạn tới. Thực tế, những ngân hàng tư nhân theo đuổi chiến lược này đã rất thành công rồi. Tiếp theo là lĩnh vực bảo hiểm, chứng khoán.
Một lĩnh vực dịch vụ mà tôi cũng rất kỳ vọng sẽ xuất hiện trên thị trường chứng khoán thời gian tới là dịch vụ bất động sản. Trên sàn hiện có rất nhiều cổ phiếu của nhà phát triển bất động sản, nhưng lại thiếu vắng các nhà cung cấp dịch vụ như hỗ trợ thuê nhà, dịch vụ nhà ở… đây là lĩnh vực rất tiềm năng.
Ngoài dịch vụ thì ưu tiên số 2 của tôi là các doanh nghiệp sản xuất hàng hóa. Đời sống người dân vẫn đang đi lên, đồng nghĩa với nhu cầu về hàng hóa sẽ tiếp tục. Vì vậy, những đơn vị tạo ra hàng hóa nguyên liệu cơ bản sẽ có tương lai tốt, đặc biệt là các loại hàng hóa có khả năng tái tạo, nguyên liệu tái tạo.
Điều quan trọng sau mỗi cuộc khủng hoảng, đó là sau những đợt suy giảm như vậy các nhà sản xuất, các nhà cung cấp dịch vụ trong nước có vươn tầm hay không. Ví dụ trong lĩnh vực chứng khoán, sau mỗi đợt suy giảm mạnh của thị trường, các công ty chứng khoán có cải thiện, vươn mình để trở thành những nhà cung cấp dịch vụ quy mô hơn trước được không.
Kinh tế Việt Nam có một điểm vẫn luôn duy trì tốt đó là nhu cầu của thị trường vẫn còn nguyên, tuy nhiên vấn đề là cung hàng của chúng ta chưa đạt, từ cung hàng trong lĩnh vực sản xuất, dịch vụ, tài chính hay tiêu dùng. Vậy câu hỏi đặt ra là chúng ta có thực sự muốn trở thành nhà sản xuất hay cung cấp dịch vụ chất lượng cao hơn hay không.
Xin cảm ơn ông!
Bạn muốn trở thành VIP/PRO trên 24HMONEY?
Liên hệ 24HMONEY ngay
Bình luận