'Muốn tạo điều kiện, muốn giúp đỡ, có thân quen' là lý do các cựu cán bộ đã giúp Trịnh Văn Quyết đưa 430 triệu cổ phiếu ROS lên sàn
Sáng nay 22/7, TAND Thành phố Hà Nội mở phiên toà xét xử sơ thẩm vụ án xảy ra tại Tập đoàn FLC, liên quan bị cáo Trịnh Văn Quyết và 49 đồng phạm.
Bị cáo Trịnh Văn Quyết. Ảnh: Ngọc Thành
Trong đó, có 7 bị cáo là cựu cán bộ của Ủy ban Chứng khoán Nhà nước, Sở Giao dịch Chứng khoán TP.HCM (HOSE), và Trung tâm Lưu ký Chứng khoán Việt Nam (VSD). Các đối tượng này bị truy tố tội danh 'Lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ' và 'Công bố thông tin sai lệch hoặc che giấu thông tin trong hoạt động chứng khoán'.
Ông Trần Đắc Sinh, cựu chủ tịch HĐQT Sở Giao dịch chứng khoán TP HCM.
Trong vụ án liên quan cựu chủ tịch FLC Trịnh Văn Quyết sắp được TAND Hà Nội xét xử ngày 22/7 có 7 bị cáo là cựu cán bộ: một người thuộc Ủy ban chứng khoán Nhà nước, 4 người thuộc Sở Giao dịch chứng khoán TP HCM (HOSE) và 2 người thuộc Trung tâm Lưu ký chứng khoán Việt Nam (VSD).
Bảy người bị truy tố ở hai nhóm tội Lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ và Công bố thông tin sai lệch hoặc che giấu thông tin trong hoạt động chứng khoán.
Ông Lê Hải Trà, cựu ủy viên HĐQT, Phó tổng giám đốc thường trực, thành viên độc lập Hội đồng niêm yết Sở Giao dịch chứng khoán TP HCM.
Họ bị cáo buộc biết rõ 4.300 tỷ đồng vốn điều lệ của Faros đều được ông Quyết và đồng phạm huy động bằng những quy trình bất thường, báo cáo tài chính có những con số chênh hàng trăm tỷ đồng... song vẫn "cho qua". "Lo sợ công ty lớn, muốn tạo điều kiện, muốn giúp đỡ, có thân quen", là những lý do 7 người khai với cơ quan điều tra về việc "biết sai vẫn làm".
Theo cáo trạng, muốn đưa 430 triệu cổ phiếu khống lên sàn niêm yết chứng khoán, ông Quyết và lãnh đạo Faros phải qua 3 điều kiện: được Ủy ban chứng khoán Nhà nước chấp thuận là công ty đại chúng; đăng ký, lưu ký cổ phiếu tại VSD và cuối cùng là niêm yết lên HOSE.
Bạn muốn trở thành VIP/PRO trên 24HMONEY?
Liên hệ 24HMONEY ngay
Bàn tán về thị trường