menu
24hmoney
Install 24HMoneyTải App
copy link
Đoan Trang

Mua lại cổ phần ACV: Một bước lùi nhiều hệ lụy

Cuối năm 2015, Bộ Giao thông - Vận tải (GTVT) hân hoan về việc chào bán gần 5% cổ phần của ACV khi thu về cho ngân sách 1.116 tỉ đồng. Sau gần bốn năm cổ phần hóa, giá cổ phiếu của ACV trên thị trường UPCOM hiện gấp 5 lần giá bán ra.

Lẽ ra, Nhà nước phải vui mừng với việc bán cổ phần thành công và theo kế hoạch trước đây, sẽ còn tiếp tục bán ra thêm 20% nữa cho các nhà đầu tư chiến lược. Song thực tế không phải như vậy.

Từ hân hoan đến bế tắc

Cuối năm 2015, Bộ Giao thông - Vận tải (GTVT) hân hoan về việc chào bán gần 5% cổ phần của ACV khi thu về cho ngân sách 1.116 tỉ đồng. Sau gần bốn năm cổ phần hóa, giá cổ phiếu của ACV trên thị trường UPCOM hiện gấp 5 lần giá bán ra. Lẽ ra, Nhà nước phải vui mừng với việc bán cổ phần thành công và theo kế hoạch trước đây, sẽ còn tiếp tục bán ra thêm 20% nữa cho các nhà đầu tư chiến lược. Song thực tế không phải như vậy.

Trong tờ trình đề nghị phê duyệt đề án giao quản lý, sử dụng và khai thác tài sản kết cấu hạ tầng hàng không do Nhà nước quản lý, đầu tư mới đây, Bộ GTVT lại kiến nghị Chính phủ: “Nghiên cứu xem xét lộ trình mua lại phần vốn do các cổ đông ngoài Nhà nước nắm giữ khi cổ phần hóa ACV để ACV là doanh nghiệp nhà nước, tạo điều kiện đảm bảo cao nhất về an ninh, quốc phòng cho hoạt động hàng không”.

Đề nghị này của bộ xuất phát từ những vướng mắc ACV gặp phải sau khi cổ phần hóa. Sau cổ phần hóa, ACV vẫn được giao quản lý tài sản nhà nước (không tính vào giá trị doanh nghiệp khi cổ phần hóa) là khu bay, đường lăn, sân đỗ để khai thác.

Tuy nhiên, do thị trường hàng không phát triển quá “nóng”, hệ thống đường lăn, sân đỗ tại Nội Bài và Tân Sơn Nhất đều xuống cấp nghiêm trọng, hàng năm phải đóng cửa sửa chữa. Chi phí sửa chữa này, theo luật, sẽ do ngân sách nhà nước cấp. Nhưng quy trình “lấy” vốn ngân sách nhà nước ngắn hạn và trung hạn đều rất chậm trễ nên ACV chưa được giao tiền để sửa chữa, nâng cấp.

Bản thân doanh nghiệp có tiền nhưng nay đã là công ty cổ phần, theo luật là không được Nhà nước giao dự án nữa nên phải tạm đứng ngoài. Hơn nữa, các dự án mở rộng, nâng cấp nhà ga T3 Tân Sơn Nhất cũng trong khả năng tài chính của ACV (khoảng 1.400 tỉ đồng) nhưng theo luật thì phải đấu thầu dự án, không được giao dự án cho công ty cổ phần.

Với những khó khăn đó, Bộ GTVT (nay không thực hiện quyền chủ sở hữu vốn Nhà nước tại doanh nghiệp nữa) đề nghị Nhà nước nghiên cứu mua lại 5% cổ phần của ACV để được hưởng cơ chế thực hiện dự án cho doanh nghiệp 100% vốn Nhà nước.

Những hệ lụy khi mua lại

Xét về luật thì đây không phải là đề nghị phi lý. Luật Quản lý, sử dụng vốn đầu tư của Nhà nước tại doanh nghiệp hiện nay cho phép Nhà nước mua lại một phần hoặc toàn bộ doanh nghiệp bằng vốn ngân sách hoặc vốn từ các quỹ do Nhà nước quản lý. Kể cả phải chi đến 8.000 tỉ đồng theo giá thị trường (nếu có), Luật Đầu tư công cũng cho phép Chính phủ có thẩm quyền quyết định mà không phải xin phép Quốc hội. Nhất là khi, đây là mua lại cổ phần tại doanh nghiệp cung ứng sản phẩm, dịch vụ công ích thiết yếu cho xã hội.

Tuy nhiên, thực tế là nếu chi ngân sách đến vài ngàn tỉ đồng như trên, kể cả dùng quỹ hỗ trợ, sắp xếp doanh nghiệp, thì đều phải báo cáo Quốc hội nếu không muốn bị loại trừ khoản chi khỏi quyết toán ngân sách hàng năm và kế hoạch tài chính năm năm. Chưa kể, việc mua bán phải theo giá thị trường. Chính phủ không thể ép buộc nhà đầu tư bán lại vì bất cứ lý do gì, kể cả dùng quyền chi phối của cổ đông lớn nắm tới 95% vốn.

Nhưng nếu Chính phủ nghiên cứu và thực hiện đề nghị này thì “sẽ ảnh hưởng rất lớn đến chủ trương cổ phần hóa, bán vốn nhà nước tại các doanh nghiệp đang được thúc đẩy mạnh trong nhiều năm qua và nay đang có dấu hiệu chậm lại”, luật sư Trương Thanh Đức, Chủ tịch Hội đồng thành viên Công ty Luật Basico nói.

Các chuyên gia như ông Đức đều hiểu rằng Chính phủ vốn không có kế hoạch cổ phần hóa ACV nhưng sau đó lại quyết định cổ phần hóa. Dù vậy, một chuyên gia chuyên tư vấn mua bán, sáp nhập doanh nghiệp bày tỏ sự đồng tình với ông Đức: “Không thể cứ cổ phần hóa doanh nghiệp không đạt được mục đích thì tiến hành mua lại”.

Nếu ACV bị mua lại cổ phần sẽ tạo ra một tiền lệ bất an về tâm lý cho các nhà đầu tư trong và ngoài nước khi họ đứng trước tình thế số cổ phần mà họ mua hợp pháp trên sàn chứng khoán của các công ty có vốn Nhà nước chi phối đến một ngày nào đó có thể bị mua lại, kể cả khi họ không muốn bán. Chỉ một việc chào mua 5% cổ phần của ACV cũng có thể dấy lên tâm lý lo ngại, ảnh hưởng đến tiến trình cổ phần hóa, bán vốn sau này của Nhà nước.

Vậy trường hợp có tiền đầu tư nhưng “tắc” cơ chế như ACV đang mắc phải thì giải quyết làm sao? Có cần thiết phải mua lại không? Theo vị chuyên gia này, nếu Nhà nước cho phép ACV đầu tư dự án sửa chữa, cải tạo hạ tầng sân bay hiện do Nhà nước quản lý theo cơ chế “dự án cấp bách” thì có lối ra.

Còn theo ông Đức, không lấy gì làm chắc khi quay lại là doanh nghiệp nhà nước, các dự án đầu tư với tư cách doanh nghiệp nhà nước sẽ được đẩy nhanh hơn so với khi tư nhân thực hiện. Trường hợp đặc biệt, Nhà nước cũng có thể tiến hành “đặt hàng” sản phẩm công ích (cải tạo đường lăn, sân đỗ) cho ACV thực hiện mà không cần phải mua lại cổ phần.

Theo dõi 24HMoney trên GoogleNews
Nhà đầu tư lưu ý
24HMoney đã kiểm duyệt

Từ khóa (bấm vào mỗi từ khóa để xem bài cùng chủ đề)

Bạn có muốn trở thành VIP/Pro trên 24HMoney? Hãy liên hệ với chúng tôi SĐT/ Zalo: 0981 935 283.

Để truyền thông cho doanh nghiệp, vui lòng liên hệ SĐT/ Zalo: 0908 822 699.

Hòm thư: phuongpt@24hmoney.vn
Thích Đã thích Thích
Bình luận
Chia sẻ
Cơ quan chủ quản: Công ty TNHH 24HMoney. Địa chỉ: Tầng 5 - Toà nhà Geleximco - 36 Hoàng Cầu, P.Ô Chợ Dừa, Quận Đống Đa, Hà Nội. Giấy phép mạng xã hội số 203/GP-BTTTT do BỘ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG cấp ngày 09/06/2023 (thay thế cho Giấy phép mạng xã hội số 103/GP-BTTTT cấp ngày 25/3/2019). Chịu trách nhiệm nội dung: Phạm Đình Bằng. Email: support@24hmoney.vn. Hotline: 038.509.6665. Liên hệ: 0908.822.699

Điều khoản và chính sách sử dụng



copy link
Quét mã QR để tải app 24HMoney - App Tài chính, Chứng khoán nhiều người dùng nhất cho điện thoại