MSB - Những dấu hiệu tích cực đầu tiên
Như nhiều ngân hàng khác sau bctc Q4-2023, MSB cũng đã cho thấy những tín hiệu tích cực đầu tiên về sự phục hồi sau giai đoạn khá dài chất lượng tài sản và tình hình kinh doanh đi xuống. Cùng với đó là những lợi thế sẵn có của ngân hàng như tăng trưởng tín dụng ở mức cao hàng năm, casa cao,… sẽ là điều kiện thuận lợi hơn để MSB phục hồi nhanh trở lại. Cụ thể hơn về bức tranh của MSB chúng tôi sẽ bóc tách và phân tích trong phần dưới đây của bài viết
I. Kết quả kinh doanh
Cũng như các cổ phiếu khác, trước tiên chúng ta sẽ điểm qua kết quả kinh doanh của ngân hàng và các chỉ số kinh doanh đáng chú ý. Từ đó tìm hiểu sâu thêm để nắm được rõ hơn bức tranh của ngân hàng. Về kết quả kinh doanh Q4 của MSB ghi nhận con số khá thấp. Cụ thể cho dù mức nền cùng kỳ 2022 là thâp nhưng tổng thu nhập thuần của MSB chỉ đạt 2,722 tỷ đồng, cao hơn chỉ 2.1% yoy còn so với 2 quý trước đó thì thấp hơn khá nhiều. Lợi nhuận trước thuế của ngân hàng chỉ đạt 607 tỷ đồng, thấp hơn đến 27% yoy và cũng là mức lợi nhuận thấp nhất trong 3 năm gần đây của ngân hàng. (Hình 1)
Nguyên nhân khiến tổng lợi nhuận thuần chỉ tăng nhẹ so với cùng kỳ là do khoản hoạt động khác trong Q4-2023 ghi nhận con số âm 265 tỷ đồng trong khi cùng kỳ là dương 329 tỷ đồng, tức mức chênh lệch lên tới 594 tỷ đồng. Về lợi nhuận trước thuế giảm nhiều so với cùng kỳ và các năm trước là do trích lập dự phòng rủi ro tín dụng trong năm 2023 cao hơn nhiều so với mức nền 2022. Cụ thể như hình 2 dưới đây:
Như trên hình chúng ta thấy được khá rõ trong năm 2022 MSB đã trích lập khá ít chi phí dự phòng rủi ro tín dụng nên bộ đệm dự phòng đã giảm khá mạnh. Cụ thể tỉ lệ bao phủ nợ xấu của ngân hàng đã giảm khá nhiều từ vùng quanh 90% xuống còn quanh 60%. Dù cho trong năm 2023 ngân hàng trích lập cao trở lại nhưng do nợ xấu và tỉ lệ nợ xấu của ngân hàng cũng tăng mạnh khiến cho tỉ lệ bao phủ nợ xấu không thể tăng lên được. Kết thúc Q4-2023 chỉ đạt 55%. Mức thấp so với các ngân hàng khác. Bóc tách tình hình kinh doanh của các mảng chính chúng ta có thể tóm gọn như sau:
Tệp khách hàng chính của MSB vẫn là các doanh nghiệp khách hàng lớn với 44.2% và đây cũng chính là nhóm tăng trưởng mạnh nhất về tín dụng với 37.8% so với đầu năm, đây là sự hợp lý khi mà đầu chu kỳ phục hồi kinh tế thì gần như các nhóm doanh nghiệp lớn sẽ hồi phục trước và có nhu cầu vay lớn hơn so với nhóm khách hàng cá nhân. Các nhóm khách hàng cá nhân thường phải giữa hoặc cuối chu kỳ phục hồi mới có nhu cầu vay vốn lớn. Về tỉ trọng chi tiết trong nhóm khách hàng lớn cũng có sự dịch chuyển đáng chú ý từ nhóm khách hàng có rủi ro cao sang đẩy mạnh các nhóm khách hàng bán lẻ và SME. Tỉ trọng cho vay phân khúc BĐS cũng giảm từ 13.5% xuống còn 12.2%. Như vậy có thể thấy dù duy trì tăng trưởng tín dụng cao nhưng MSB vẫn đang kiểm soát và định hướng các nhóm khách hàng vay tốt nhằm giảm thiểu rủi ro tín dụng.
Về huy động tín dụng đầu vào MSB đang là ngân hàng có Casa lớn thứ 4 toàn hệ thống, chỉ sau MBB TCB và VCB. Ngân hàng cũng có lượng tiền gửi khá ổn với tỉ lệ tiền gửi khách hàng/ cho vay đạt 89% vào Q4-2023. Ngoài kênh huy động từ khách hàng thì MSB vẫn duy trì lượng huy động khá lớn từ kênh liên ngân hàng. (Hình 4)
Trong 6 tháng gần đây lãi suất liên ngân hàng duy trì ở mức thấp cũng giúp cho chi phí đầu vào của MSB được cải thiện dần so với trước đó. (Hình 5)
Ngoài ra các chỉ số về chi phí huy động vốn COF và chỉ số chi phí/ thu nhập CIR của ngân hàng trong năm 2023 đã có những dấu hiệu được cải thiện. Cụ thể chỉ số COF của MSB đã có xu hướng giảm trở lại tại Q4-2023 cho thấy nguồn vốn huy động lãi suất cao đã dần hết và các quý tới khi lãi suất huy động tiếp tục duy trì ở mức thấp cũng như lãi liên ngân hàng thấp sẽ tiếp tục thúc đẩy chỉ số COF tiếp tục đà giảm. (Hình 6)
Chỉ số CIR thì còn giảm sớm hơn khi từ Q2-2023 chỉ số này đã giảm từ vùng trên 41% xuống còn quanh 39%, thấp hơn so với mức trung bình ngành. Điều này cho thấy MSB vẫn kiểm soát khá tốt các chi phí của mình.
Tổng kết lại chúng ta thấy mảng tín dụng của MSB đang làm khá tốt với việc kiểm soát và hạ dần được các chi phí đầu vào trong khi vẫn duy trì tăng trưởng tín dụng mạnh. Đây sẽ là tiền đề giúp cho ngân hàng phục hồi và sớm xử lý được các khoản nợ xấu của mình trong tương lai.
Như vậy với những phân tích ở trên chúng ta đã thấy được bức tranh kinh doanh của MSB trong năm 2023 và sang năm 2024. Chúng tôi cho rằng mảng tín dụng vẫn sẽ tăng trưởng tốt để đóng góp vào tăng trưởng doanh thu cho ngân hàng. Còn về lợi nhuận của ngân hàng chúng ta cần phải phân tích thêm về chất lượng tài sản để biết được mức độ trích lập dự phòng, qua đó có thể dự phóng được phần nào lợi nhuận cũng như sức khỏe của ngân hàng. Chúng tôi sẽ phân tích chi tiết trong phần dưới.
II. Chất lượng tài sản và dự phòng rủi ro
Trong phần này chúng ta sẽ đi bóc tách các chỉ số quan trọng của ngân hàng về chất lượng tài sản để nắm bắt được tình trạng ngân hàng cũng như việc trích lập sẽ diễn biến như thế nào.
Tuy nhiên nếu so với quý trước chúng ta có thể thấy tỉ lệ nợ xấu đã giảm so với Q3-2023 với 2.94% (giảm 0.07%) tuy mức giảm này là không quá nhiều nhưng với bối cảnh vĩ mô hiện tại khi ngành ngân hàng đang dần qua giai đoạn khó khăn và phục hồi dần cả về tín dụng lẫn chất lượng tài sản thì chúng tôi cho rằng khả năng rất lớn tỉ lệ nợ xấu của MSB sẽ tạo đỉnh ở Q3-2023 và dần hạ xuống trong các quý tới khi chất lượng tài sản được cải thiện. (Hình 8)
Bóc tách nợ xấu theo từng nhóm nợ chúng ta cũng có thể nhìn rõ hơn xu hướng khi mà nợ xấu tăng lên là do chủ yếu nợ nhóm 5 tăng lên nhưng các nhóm nợ đầu như nợ nhóm 2 và nợ nhóm 3 đều giảm khá nhiều so với Q3-2023 nên trong các quý tới áp lực các nhóm nợ đẩy sang nhóm sau sẽ giảm bớt và dần dần giúp nợ xấu giảm trong các quý tới.
Như vậy bức tranh tài chính của MSB vẫn còn rất nhiều khó khăn với việc nợ xấu, tỉ lệ nợ xấu ở mức cao trong khi bộ đệm dự phòng đang ở mức thấp. Tuy nhiên đâu đó cũng đã có tín hiệu tích cực xuất hiện khi tỉ lệ nợ xấu có dấu hiệu tạo đỉnh và bưc tranh tài chính phần nào đó sẽ tốt dần trong năm 2024 tới.
III. Kết luận và định giá
Với những phân tích trên chúng ta đã thấy khá rõ bức tranh về tình hình kinh doanh và tài chính của MSB. Năm 2023 ngân hàng phải trích lập lớn khiến cho lợi nhuận không được cao nhưng với việc tăng mạnh tín dụng cùng với đó là chất lượng tài sản dần tốt trở lại sẽ là động lực cho ngân hàng phục hồi trong năm 2024. Chúng tôi cho rằng 2024 sẽ là năm bản lề giúp MSB phục hồi và kết quả kinh doanh sẽ phản ánh tốt từ 2025 trở đi. Hiện MSB đang giao dịch trong vùng 14.x sau khi tăng mạnh từ 12.x lên vùng 16 rồi điều chỉnh trở lại. Với mức giá này thì xét theo định giá P/B thì MSB vẫn còn khá rẻ với P/B chỉ gần bằng 1. Chúng tôi cho rằng với vĩ mô tốt cùng sự hồi phục trong bức tranh tài chính thì MSB sẽ dần tiến tới mốc P/B trong khoảng 1.1 đến 1.2 trong năm 2024 này. Cụ thể hơn chúng tôi sẽ update chi tiết tới các khách hàng của team trong thời gian tới.
———-Team LTBNM tổng hợp và phân tích ————-
Theo dõi người đăng bài
Tiếp cận các chuyên gia VIP/PRO hàng đầu của 24HMONEY
Nhận ngay bài viết tài chính chuyên sâu
Bạn muốn trở thành VIP/PRO trên 24HMONEY?
Liên hệ 24HMONEY ngay
Bình luận