menu 24HMoney
Install 24HMoneyTải App
copy link
menu
Nguyễn Việt Anh Pro
24HMoney đã kiểm duyệt 24HMONEY đã kiểm duyệt

Mô hình ai cũng phải biết nếu muốn đầu tư hiệu quả

Tìm hiểu chuỗi giá trị bao gồm Đầu vào – Sản xuất – Đầu ra của doanh nghiệp sản xuất là bước đầu tiên để hiểu một doanh nghiệp một cách tường tận. Mô hình phân tích SIPOC là phương pháp phân tích đầy đủ nhất. Ngoài ra, dựa trên khung phân tích này chúng ta có thể nhận diện được lợi thế cạnh tranh mà doanh nghiệp đang sở hữu.

Mô hình ai cũng phải biết nếu muốn đầu tư hiệu quả

1. Đầu vào

- Những thay đổi liên quan đến giá nguyên vật liệu như nguồn cung, giá bán có thể tác động lớn làm thay đổi biên lãi gộp của doanh nghiệp. Vì vậy, chúng ta cần phải hiểu rõ đặc tính những nguyên vật liệu quan trọng trong quá trình sản xuất và biến động nguồn cung trên thị trường.

- Nguyên vật liệu:

+ Chúng ta phải trả lời được những câu hỏi sau đây:

+ Nguyên vật liệu chính để sản xuất là gì?

+ Doanh nghiệp liệu có đang tự chủ được hay không?

+ Nguyên vật liệu có dễ tiếp cận để mua bán hay không?

- Bước đầu tiên phải bóc tách cấu phần chi phí sản xuất của một doanh nghiệp và xem đâu là chi phí chiếm tỷ trọng cao nhất. Đối với những doanh nghiệp sản xuất thì nguyên vật liệu là chi phí trọng yếu nhất, sau đó đến nhân công và các loại chi phí khác.

- Đối với nguyên vật liệu, nếu doanh nghiệp hoàn toàn tự chủ được thì biên lãi gộp sẽ cao hơn so với những doanh nghiệp khác trong cùng ngành do kiểm soát được chi phí đầu vào và có khả năng áp đặt giá bán tốt hơn trên thị trường.

2. Nhà cung cấp:

- Số lượng nhà cung cấp càng đa dạng sẽ giúp cho doanh nghiệp có lợi thế trong việc thương lượng giá và nguồn cung cấp nguyên vật liệu cho sản xuất ổn định. Đặc biệt, những công ty đã có thương hiệu thì sức mạnh thương lượng với nhà cung cấp càng cao hơn.

- Vì vậy, chúng ta phải tìm hiểu được những thông tin như:

+ Nhà cung cấp là ai?

+ Số lượng nhà cung cấp có đa dạng không?

- Số lượng nhà cung cấp nhiều: Doanh nghiệp không bị phụ thuộc vào một nhà cung cấp nhất định. Không bị ép giá và có khả năng thương lượng được giá tốt nhất.

- Lưu ý, nếu phụ thuộc vào các nhà cung cấp nước ngoài thì những chính sách áp thuế lên hàng hóa nhập khẩu có thể dẫn tới giá nguyên vật liệu tăng.

3. Sản xuất

- Quá trình sản xuất, quản trị có gì đặc biệt hơn so với đối thủ cạnh tranh? Ví dụ:

+ Công nghệ sản xuất vượt trội, độc quyền.

+ Lợi thế quy mô sản xuất lớn với chi phí mỗi suất đầu tư thấp.

+ Quản lý bán hàng & quản lý hàng tồn kho hiệu quả.

- Tìm hiểu công suất thiết kế của nhà máy hiện tại, liệu công ty đã hoạt động tối đa công suất hay chưa?

- Tìm hiểu liệu doanh nghiệp có kế hoạch xây dựng nhà máy mới trong tương lai hay không?

- Đây là những câu hỏi giúp chúng ta khai thác thêm thông tin về quy trình sản xuất và quản lý hệ thống của một công ty. Qua những bước này có thể nhận diện được gần như hơn 50% lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp khi so sánh với các đối thủ khác.

- Ví dụ, nhờ vào lợi thế về quy mô và công nghệ sản xuất thép đã giúp cho HPG nhanh chóng độc chiếm vị trí dẫn đầu trong ngành thép; Hoặc MWG trở thành ông lớn trong ngành bán lẻ điện máy, điện thoại nhờ vào hệ thống quản lý chuỗi bán lẻ hiệu quả…

4. Đầu ra

- 2 yếu tố cần quan tâm trong khi phân tích đầu ra của doanh nghiệp bao gồm sản phẩm và khách hàng.

4.1. Sản phẩm:

+ Sản phẩm, dịch vụ có gì khác biệt so với đối thủ?

+ Khác biệt như thế nào? Và khách hàng có nhận ra điểm khác biệt đó hay không?

+ Sản phẩm mang tính thiết yếu hay không thiết yếu?

- Đối với những sản phẩm không thiết yếu sẽ chịu ảnh hưởng mạnh bởi chu kỳ kinh tế, doanh số bán hàng sụt giảm khi bối cảnh chu kỳ kinh tế đi xuống. Đối với sản phẩm thiết yếu mức độ bị ảnh hưởng sẽ thấp hơn, ví dụ như thực phẩm, thuốc…

- Sản phẩm mang tính chất hàng hóa. Hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp phụ thuộc vào cung cầu thị trường và giá bán đầu ra. Để có lợi thế cạnh tranh trong ngành đòi hỏi phải có lợi thế về quy mô để có giá bán tốt hơn so với các đối thủ cạnh tranh, trong điều kiện chu kỳ ngành khó khăn họ có thể tận dụng chi phí sản xuất thấp nhằm chiếm thêm thị phần.

4.2. Khách hàng:

- Khách hàng sử dụng sản phẩm, dịch vụ của công ty là ai? Nếu:

+ Tập trung ở những khách hàng lớn và khách hàng doanh nghiệp: Năng lực đàm phán của công ty yếu và biên lợi nhuận thấp.

+ Khách hàng phân tán và khách hàng cá nhân: Năng lực đàm phán của công ty mạnh và biên lợi nhuận cao hơn. Có thể chuyển chi phí sản xuất cho khách hàng bằng cách tăng giá bán sản phẩm trong bối cảnh chi phí sản xuất tăng.

- Khách hàng thị trường trong nước hay xuất khẩu?

+ Mỗi thị trường có đặc điểm tiêu dùng khác nhau và môi trường cạnh tranh khác nhau có thể ảnh hưởng tới hoạt động bán hàng của công ty.

+ Ví dụ, các doanh nghiệp xuất khẩu cá tra có một tệp khách hàng trung thành của mình tại một hoặc một vài quốc gia cụ thể, vì phong tục tập quán khác nhau nên nhu cầu tiêu thụ sẽ khác nhau và giá bán tại các thị trường cũng có sự chênh lệch đáng kể.

5. Các nguồn tài liệu dùng để khai thác thông tin

- Những hướng dẫn trên là cách đánh giá sơ bộ và lấy những thông tin quan trọng phục vụ quá trình phân tích chuỗi giá trị một doanh nghiệp sản xuất. Nhưng để chắt lọc được những thông tin đó đòi hỏi nhà đầu tư phải có những tài liệu chất lượng.

- Dựa trên kinh nghiệm phân tích, mình nhận thấy các nguồn tài liệu sau sẽ cung cấp gần như 80% thông tin cần thiết. Bao gồm: Báo cáo thường niên, bản cáo bạch, đại hội cổ đông,báo chí và báo cáo tài chính. Ngoài ra có thể tham khảo thêm từ báo cáo phân tích của các công ty chứng khoán, mình tin rằng trong đó sẽ có nhiều “insight” thú vị.

Theo dõi 24HMoney trên GoogleNews
Mã chứng khoán liên quan bài viết
1,264.90 +5.95 (+0.47%)
1,310.94 +7.29 (+0.56%)
prev
next

Từ khóa liên quan

Bấm vào mỗi từ khóa để xem bài cùng chủ đề

Theo dõi người đăng bài

Tiếp cận các chuyên gia VIP/PRO hàng đầu của 24HMONEY

Nhận ngay bài viết tài chính chuyên sâu

Bạn muốn trở thành VIP/PRO trên 24HMONEY?

Liên hệ 24HMONEY ngay

Cảnh báo Nhà đầu tư lưu ý
Cảnh báo
Cơ quan chủ quản: Công ty TNHH 24HMoney. Địa chỉ: Tầng 5 - Toà nhà Geleximco - 36 Hoàng Cầu, P.Ô Chợ Dừa, Quận Đống Đa, Hà Nội. Giấy phép mạng xã hội số 203/GP-BTTTT do BỘ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG cấp ngày 09/06/2023 (thay thế cho Giấy phép mạng xã hội số 103/GP-BTTTT cấp ngày 25/3/2019). Chịu trách nhiệm nội dung: Phạm Đình Bằng. Email: support@24hmoney.vn. Hotline: 038.509.6665. Liên hệ: 0908.822.699

Điều khoản và chính sách sử dụng



copy link
Quét mã QR để tải app 24HMoney - Giúp bạn đầu tư an toàn, hiệu quả