Mặt bằng lãi suất vẫn ở vùng thấp lịch sử
Không tính đợt biến động ngắn mang tính chất mùa vụ của lãi suất liên ngân hàng trước và sau Tết Nguyên đán, mặt bằng lãi suất liên ngân hàng duy trì ở vùng thấp trong thời gian dài...
Báo cáo Chiến lược thị trường tháng 4/2021 của CTCK SSI thống kê trong 9 tháng qua, loại trừ thời gian Lễ Tết,mặt bằng lãi suất liênngân hàng duy trì ở vùng 0,2-0,3%/năm với kỳ hạn qua đêm. Trong 2 tháng gần đây, lợi tức trái phiếu Chính phủ (TPCP) có nhích tăngtừ 15-25 điểm phần trăm trên cả sơ cấp và thứ cấp tuy nhiên vẫn đang ở vùng thấp lịch sử.
Theo SSI Reseach, lãi suất tiền gửi đã giảm tổng cộng 200-250bps trong năm 2020 trong đó mạnh nhất là trong Q3/2020. Trong Q1/2021, dữ liệu của đơn vị thống kê ghi nhận một số điều chỉnh tăng/giảm từ 10-40bps tại một số NHTM (tập trung vào các kỳ hạn ngắn và khách hàng cá nhân) nhưng hầu hếtgiữ nguyên mức lãi suất tiền gửi ở mức 3-4%/năm với kỳ hạn dưới 6 tháng, 3,5-5,5%/năm với kỳ hạn 6 đến dưới 12 tháng và 4,6-6%/nămvới kỳ hạn 12 tháng trở lên.
"Dù lãi suất tiền gửi giảm sâu xuống mức thấp chưa từng có nhưng huy động của các NHTM vẫn rất khả quan, cùng với đó là sự sụt giảmcủa cầu tín dụng khiến cho chênh lệch tiền gửi- tín dụng từ đầu năm 2020 đến này giãn khá rộng", SSI đánh giá.
Theo thông tin từ Tổng cục Thống kê,tính đến 19/3/2021, tăng trưởng tín dụng là 1,47% so với đầu năm, cao hơn mức tăng trưởng 0,54% của tiền gửi. Bên cạnh sự dịchchuyển của dòng tiền sang các kênh đầu tư khác ngoài tiền gửi, các NHTM có thể đã chủ động giảm huy động để thu hẹp chênh lệchvới dư nợ cho vay để đảm bảo mức sinh lời của ngân hàng.
Trong năm 2020, lãi suất cho vay đã giảm từ 1-1,5%, thấp hơn mức giảm của lãi suất tiền gửi (2-2,5%). Nhờ vậy, biên lãi ròng (NIM)của hầu hết các NHTM đã tăng rất mạnh trong nửa cuối năm 2020 và hiện ở mức cao lịch sử, khoảng 4%. Bởi vậy, nếu lãi suất tiền gửiduy trì ở mức thấp, các NHTM sẽ có cơ sở để giảm thêm lãi suất cho vay cho khách hàng bằng cách thu hẹp NIM về mức thông thườnglà 3,5%. Khảo sát trong Q1/2021, lãi suất cho vay ở hầu hết các NHTM vẫn ổn định so với thời điểm cuối năm 2020.
SSIkỳ vọng tăng trưởng GDP so với cùng kỳ của Q2/2021 sẽ là đỉnh của năm 2021 và sau đó sẽ bình thường hóa từ nửa cuối2021, đạt mức 6-6,5% trong cả năm 2021 và 7% năm 2022. Bộ phận nghiên cứu của công ty này duy trì quan điểm dự báo đã đưa ra trước đó là hoạt động kinh tế sôi động hơn sẽ khiến cầu tín dụng tăng mạnh hơn, lạm phát cũng tăng cao hơn trong nửa cuối 2021 khiến lãisuất tiền gửi gia tăng. Mặt bằng lãi suất tiền gửi vẫn tiếp tục ổn định trong hầu hết Q2/2021 nhưng có thể nhích tăng từ 30-50bpstrong nửa cuối năm 2021. Lãi suất cho vay đối một số lĩnh vực ưu tiên có thể điều chỉnh giảm nhẹ ở một số ngân hàng nhưng về cơbản mặt bằng lãi suất chung sẽ vẫn ổn định.
Với dự báo về mặt bằng lãi suất SSI đưa ra, có thể thấy đây là một phần kết quả của việc lạm phát có tín hiệu tăng nhưng đã ổn định trở lại và vẫn trong mục tiêu kiểm soát. Do đó trong trường hợp không có đột biến, những xáo trộn cục bộ về lãi suất tiền gửi của một số NHTM chưa phải là dấu hiệu cho một xu hướng tăng lãi suất mới. Bên cạnh đó, lãi suất tiền gửi nếu nhích tăng và kéo dài thì lãi suất vay cũng khó cơ điều kiện để tăng trở lại, do Chính phủ ngay từ đầu năm đã chỉ đạo ngành ngân hàng cần xem xét hạ lãi suất hỗ trợ doanh nghiệp, người dân nhằm đưa nền kinh tế phục hồi tăng trưởng mạnh mẽ.
Bạn muốn trở thành VIP/PRO trên 24HMONEY?
Liên hệ 24HMONEY ngay
Bình luận