menu
24hmoney
Install 24HMoneyTải App
copy link
Đỗ Huy Hoàng (Cà Vạt Tím)

Margin: 1 thông tin 2 luồng định hướng

Tổng dư nợ cho vay margin tại 48 công ty chứng khoán trong số 85 công ty chứng khoán đến cuối tháng 3 là khoảng 191.000 tỷ đồng.

- Con số này là cao hay thấp?

- Bình thường hay đáng lo?

- Áp lực lên việc giảm giá của thị trường không?

Quan trọng là người viết muốn định hướng bạn theo suy nghĩ nào. Định hướng không có gì là xấu đâu nhé, bởi nó thể hiện góc nhìn của người viết về thông tin họ tiếp cận. Nôm na, đó là số 6 hay là số 9 thì tùy vị trí đứng của bạn. Bạn cầm tiền hay cầm cổ phiếu, góc nhìn về thị trường, mong muốn về thị trường là khác nhau

- Người cầm tiền: Thị trường còn giảm nữa, phải về 1000, phải về 900 mới đúng giá trị thật của nó. Còn quá nhiều tin xấu bất lợi. Thị trường tăng quá lâu trong thời gian vừa qua rồi. Giờ điều chỉnh là lành mạnh để chuẩn bị cho chu kỳ tăng mới. Nên, tỷ lệ margin là quá cao rồi.

- Người cầm cổ phiếu: Thị trường đã chiết khấu đủ sâu, mất đến hơn 100 điểm sau 4 phiên, khoảng 18 tỷ USD vốn hóa đã bốc hơi. Những tin xấu nhất đã được phản ánh vào thị giá. Ngưỡng hỗ trợ mạnh 117x. Lực cầu bắt đáy xuất hiện thể hiện ở thanh khoản tăng. Nên, dư nợ margin/ vốn chủ đang là thấp kỷ lục, room cho vay thừa trăm nghìn tỷ.

VẬY NÊN NGHE AI NHỈ?

Không thể nói, nhìn vào danh mục của mình để xem margin của mình đến đâu được. Bởi danh mục của mình thì chỉ có thể bị force sell khi chạm ngưỡng call thôi, mình buộc phải bán nếu ko có tiền thôi. Còn, việc cả cái thị trường này nó có buộc phải bán không, áp lực lớn không, thì làm sao mà tôi biết được. Tôi muốn gồng lắm chứ (tôi muốn xả lắm chứ), nhưng tổng thể sẽ như thế nào để tôi có thể hành động nhỉ?

01 LUỒNG THÔNG TIN

Vừa qua, có con số thông tin về tổng lượng margin của khoảng 48 công ty chứng khoán, với giá trị đâu đó khoảng 191.000 – 195.000 nghìn tỷ. Vậy, để biết là áp lực lớn hay không, thì nhìn rộng qua toàn bộ thị trường.

NGƯỜI CẦM TIỀN sẽ thích các thông tin này

- Dư nợ margin ước tính vào khoảng 195.000 tỷ đồng, tăng 23.000 tỷ so với cuối năm 2023 và cũng là con số kỷ lục trong lịch sử chứng khoán Việt Nam.

- CTCK có dư nợ cho vay tăng mạnh nhất trong quý 1 là TCBS với mức tăng hơn 3.200 tỷ đồng. Thời điểm 31/3, dư nợ cho vay của TCBS lên đến hơn 19.800 tỷ đồng

- Bên cạnh TCBS, nhiều CTCK cũng phá kỷ lục về dư nợ cho vay trong quý vừa qua, có thể kể đến như VPS, MBS, VPBankS, Vietcap, KIS, VCBS, BSC,…

- Thị trường diễn biến khởi sắc trong một thời gian khá dài càng củng cố niềm tin của nhà đầu tư. Margin cũng theo đó được mạnh dạn sử dụng nhiều hơn với mục đích cải thiện hiệu suất đầu tư.

- Ngoài yếu tố "căng" margin, trong báo cáo gần đây của 1 quỹ còn chỉ ra nhiều áp lực lên dòng tiền trên thị trường chứng khoán như khối ngoại liên tục bán ròng; kế hoạch phát hành của nhiều công ty niêm yết trong quý 2 và lượng bán ròng của cổ đông nội bộ cũng tăng lên. Thanh khoản của thị trường bị thu hút vào một số nhóm cổ phiếu có tính đầu cơ cao và định giá đắt với nguồn cung rất lớn.

NGƯỜI CẦM CỔ PHIẾU sẽ thích các thông tin này

- Chứng khoán TCBS margin cuối quý 3 đạt 19.000 tỷ đồng, đây là mức cho vay đạt kỷ lục của CTCK này. Mặc dù vậy, so với vốn chủ sở hữu tỷ lệ cho vay chỉ khoảng 60,7%.

- Một số công ty chứng khoán có tỷ lệ margin/vốn chủ sở hữu cao như Mirae Asset 153%; HSC 127%; MB 126,6%; KB 134%; PHS cá biệt 195%. So với ngưỡng quy định là 2,0 lần tỷ lệ margin/vốn chủ sở hữu vẫn ở mức thấp cho thấy room cho vay vẫn còn lớn.

- Đặc biệt, dư nợ margin trên vốn chủ sở hữu cuối tháng 3/2024 ở mức thấp kỷ lục nhiều năm là 54,5% so với mức 80% cuối năm 2023 hay 120% giai đoạn đầu năm 2022.

- Room cho vay margin còn lại khổng lồ gần 300.000 tỷ đồng đây cũng là mức cao kỷ lục về nguồn thừa cho vay margin. Trong khi thực tế dư nợ cho vay margin thực tế hiện nay còn thấp hơn rất nhiều do đợt điều chỉnh nhanh và mạnh trong tháng 4 vừa qua.

- Nguồn cho vay thừa nhiều chủ yếu nhờ động thái tăng vốn hàng loạt của các công ty chứng khoán trong giai đoạn vừa qua. Trước đó, năm 2023, TCBS nhận thêm 10.242 tỷ đồng từ việc chào bán cổ phiếu cho cổ đông hiện hữu với giá 97.542 đồng/cổ phiếu. ACBS cũng hoàn tất đợt tăng vốn vào ngày 13/11/2023 tăng vốn điều lệ từ 3.000 tỷ đồng lên 4.000 tỷ đồng, tương ứng tăng thêm 1.000 tỷ đồng...cùng hàng loạt công ty chứng khoán khác.

- Giám đốc 1 CTCK cho rằng “margin không phải là vấn đề đáng ngại. Câu chuyện margin quay lại nhưng đỉnh cũ của năm 2021-2022 là thời điểm vốn của công ty chứng khoán chưa tăng nhiều, vốn của họ giờ cao chót vót sau đợt tăng vốn ồ ạt vừa rồi thì margin không phải là điều đáng ngại, một khi nguồn dư thừa thì còn thoải mái. Margin ngoài công ty chứng khoán giờ còn ngân hàng, nhà đầu tư quăng tài sản vào vay ngân hàng lãi suất 6-8% còn rẻ margin, lãi suất thấp cũng là động lực vay margin từ ngân hàng”

- Trong bối cảnh nguồn còn nhiều, từ đầu năm đến nay hàng loạt công ty chứng khoán vẫn tiếp lên kế hoạch tăng vốn. Vietcap lên phương án tăng vốn từ 4.375 tỷ đồng lên gần 7.200 tỷ đồng; Chứng khoán SSI sẽ phát hành thêm hơn 453,3 triệu cổ phiếu mới tăng vốn điều lệ thêm 30%, lên mức 19.645 tỷ đồng HSC cũng sẽ phát hành cổ phần để tăng vốn từ 4.581 tỷ đồng lên hơn 7.552 tỷ đồng. ACBS được sự chấp thuận của Ủy ban Chứng khoán Nhà nước về việc tăng vốn từ 3.000 tỷ đồng lên 7.000 tỷ đồng. LPBS có kế hoạch tăng vốn từ 250 tỷ đồng lên 3.880 tỷ đồng. VFS cũng trình cổ đông tăng vốn từ 1.200 tỷ đồng lên 2.400 tỷ đồng…

- Mục đích tăng vốn ồ ạt của các công ty chứng khoán chủ yếu cho vay margin đón đầu cơ hội sau khi hệ thống KRX đi vào hoạt động.

SOI VÀO ĐÂU

Vậy nhìn vào 2 bài phân tích này, thấy 2 luồng định hướng trái chiều nhau. Một bên thì đưa ra CON SỐ TUYỆT ĐỐI, và nói về mức tăng so với cùng kỳ, so với cuối năm ngoái. Bỏ qua câu chuyện các CTCK đã tăng tiềm lực vốn.

Một bên thì đưa ra CON SỐ TƯƠNG ĐỐI, trong bối cảnh so sánh với việc tăng vốn trong năm 2023 và dự kiến trong năm 2024.

Ai cũng có cái lý của mình khi phân tích và định hướng. Cá nhân Ad thì thích cách nhìn toàn cảnh, có cập nhật việc tăng vốn và việc huy động nguồn cập nhật của CTCK hơn. Bởi MẪU SỐ đã tăng lên, thì việc tăng lên của TỬ SỐ là hợp lý, nhưng tỷ lệ đó thấp đi….thì không hẳn là đáng lo về mặt kỹ thuật.

Cái đáng lo, và quyết định của việc CĂNG / KHÔNG CĂNG là nằm ở DÒNG TIỀN, mà tác động phần nhiều là TAY TO và chính nhà đầu tư nhỏ lẻ.

- Sẽ là căng: Khi tài khoản nhỏ lẻ bị Margin Call buộc phải force sell, và tay to co chân thêm đạp dúi dụi…thì tự khắc sẽ thấy căng.

- Sẽ là không căng: Khi các tài khoản được đưa về ngưỡng an toàn, cân được việc call, tay to đạp bao nhiêu thì bị dòng tiền lớn hốt dần dần bấy nhiêu.

Ngoài Margin, thì còn những câu chuyện "trà dư tửu hậu" anh em chia sẻ. Cho hỏi anh lớn vô tình đọc được bài này, các anh đã túc tắc đi tiền hay vẫn nằm chờ ạ? Chứ Game of Thrones dài tập quá, tận 8 mùa, xem thì hay đấy, nhưng mệt quá ạ. Liệu có cày phim qua cả dịp nghỉ lễ 5 ngày không ạ.

Thành bại tại enter

Margin: 1 thông tin 2 luồng định hướng
Theo dõi 24HMoney trên GoogleNews
Nhà đầu tư lưu ý
24HMoney đã kiểm duyệt

Từ khóa (bấm vào mỗi từ khóa để xem bài cùng chủ đề)

Bạn có muốn trở thành VIP/Pro trên 24HMoney? Hãy liên hệ với chúng tôi SĐT/ Zalo: 0981 935 283.

Để truyền thông cho doanh nghiệp, vui lòng liên hệ SĐT/ Zalo: 0908 822 699.

Hòm thư: phuongpt@24hmoney.vn
Đỗ Huy Hoàng (Cà Vạt Tím)

Bấm theo dõi để nhận thêm nội dung bổ ích từ chuyên gia này.

Tìm hiểu thêm về chuyên gia.

Hãy chọn VIP/PRO hàng đầu để nhận kho bài viết chuyên sâu

3 Yêu thích
3 Bình luận 6 Chia sẻ
Thích Đã thích Thích
Bình luận
Chia sẻ
Cơ quan chủ quản: Công ty TNHH 24HMoney. Địa chỉ: Tầng 5 - Toà nhà Geleximco - 36 Hoàng Cầu, P.Ô Chợ Dừa, Quận Đống Đa, Hà Nội. Giấy phép mạng xã hội số 203/GP-BTTTT do BỘ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG cấp ngày 09/06/2023 (thay thế cho Giấy phép mạng xã hội số 103/GP-BTTTT cấp ngày 25/3/2019). Chịu trách nhiệm nội dung: Phạm Đình Bằng. Email: support@24hmoney.vn. Hotline: 038.509.6665. Liên hệ: 0908.822.699

Điều khoản và chính sách sử dụng



copy link
Quét mã QR để tải app 24HMoney - App Tài chính, Chứng khoán nhiều người dùng nhất cho điện thoại