menu
MACD và cách áp dụng chỉ báo MACD hiệu quả trong đầu tư chứng khoán
copy link
Hoàng Huyền Pro
24HMoney đã kiểm duyệt 24HMONEY đã kiểm duyệt

MACD và cách áp dụng chỉ báo MACD hiệu quả trong đầu tư chứng khoán

MACD trong chứng khoán là một chỉ báo quan trọng, giúp phản ánh biến động và cung cấp tín hiệu mua bán của thị trường qua đó nhà đầu tư có thể đưa ra cho mình quyết định giao dịch đúng đắn, hiệu quả.

Chính vì thế, việc hiểu rõ về chỉ báo này và cách sử dụng MACD hiệu quả sẽ giúp nhà đầu tư có lợi thế hơn trên thị trường chứng khoán cũng như có cơ hội đem lại lợi nhuận tốt thông qua những hành động giao dịch chính xác.

Vậy, MACD là gì và cách áp dụng trong đầu tư chứng khoán như thế nào? Hãy cùng tôi tìm hiểu trong bài viết sau đây:

1. MACD là gì?

MACD là cách viết tắt của cụm từ Moving Average Convergence Divergence có nghĩa Trung bình động hội tụ phân kỳ.

Nguồn gốc ra đời: Đường MACD là chỉ báo kỹ thuật được tạo ra bởi cố vấn đầu tư chuyên nghiệp Gerald Appel vào năm 1979.

Đây được coi là một trong những chỉ báo kỹ thuật phổ biến và thông dụng trong phân tích đầu tư chứng khoán.

Mỗi nhà đầu tư sẽ có phương pháp riêng để sử dụng chỉ báo này. Tuy nhiên, thông thường chỉ báo này được sử dụng vào hai mục đích chính. Đó là xác định xu hướng giá và tìm ra phân kỳ, hội tụ.

Đường MACD là giá trị tìm được khi lấy đường trung bình động (EMA) 12 ngày trừ đi đường trung bình động (EMA) 26 ngày:

MACD = EMA (12) – EMA (26)

- MACD dương: EMA (12) > EMA (26). Điều này cho thấy giá trong thời gian ngắn hạn đang có xu hướng tăng so với kỳ dài hạn trước đó
- MACD Âm: EMA (12) < EMA (26). Nó cho thấy gần đây giá có xu hướng giảm so với gian đoạn trước đó

2. Cấu tạo của chỉ báo MACD

Chỉ báo MACD được cấu tạo từ bốn thành phần chính:

- Đường MACD: có vai trò xác định xu hướng giá của thị trường
- Đường tín hiệu Signal: chính là đường EMA (9) của đường MACD. Khi hai đường này phối hợp cùng nhau là lúc chúng dự báo một xu hướng đảo chiều sắp diễn ra và các nhà đầu tư nên tận dụng thời điểm này để thực hiện giao dịch một cách có lợi nhất.
- Biểu đồ Histogram: Biểu đồ thể hiện sự phân kỳ và hội tụ nhờ xác định độ chênh lệch giữa đường MACD và đường tín hiệu
- Đường zero: đóng vai trò là đường tham chiếu giúp nhà đầu tư đánh giá xu hướng thị trường mạnh hay yếu.
MACD và cách áp dụng chỉ báo MACD hiệu quả trong đầu tư chứng khoán

Cách nhận biết đường MACD và theo dõi trên biểu đồ chứng khoán:

- Màu sắc: MACD có màu xanh, đường tín hiệu màu cam, Histogram dương màu xanh, histogram âm màu đỏ. (Phần mềm mặc định, Nhà đầu tư có thể tự động cài đặt màu để dễ nhớ).

- Nếu MACD lớn hơn đường tín hiệu, histogram dương và sẽ nằm trên đường zero. Ngược lại, histogram âm và nằm dưới đường zero cho thấy MACD đang bé hơn đường tín hiệu.

- Cột histogram càng cao biểu thị MACD càng cách xa đường tín hiệu. Khi cột histogram bằng 0, đường MACD cắt đường tín hiệu. Lưu ý hai đường cắt nhau sẽ có độ trễ so với việc histogram bằng 0.

3. ​​​​​Cách áp dụng chỉ báo MACD trong đầu tư chứng khoán

3.1. Xác định xu hướng giá

MACD và cách áp dụng chỉ báo MACD hiệu quả trong đầu tư chứng khoán

Cách xác định xu hướng giá với MACD

Nếu đường MACD cắt với đường tín hiệu từ dưới lên sẽ báo hiệu mức giá tăng. Đây là tín hiệu tốt để các nhà đầu tư mua vào.

Ngược lại, nếu MACD cắt đường tín hiệu từ trên xuống sẽ báo hiệu giá đang trên đà giảm. Lúc này các nhà đầu tư nên vào lệnh bán.

Lưu ý: 2 đường cắt nhau sẽ có độ trễ so với đà tăng hoặc giảm giá cổ phiếu trên thực tế. Tức là khi giá đã tăng khoảng 1-2 phiên thì đường MACD mới cắt lên trên đường tín hiệu. Có độ trễ là do tất cả các dữ liệu của MACD đều lấy từ giá lịch sử.

Vì vậy, có thể sử dụng thêm tín hiệu từ histogram thay vì giao cắt của đường tín hiệu. Khi histogram càng gần 0 thì khả năng có sự thay đổi trong xu hướng sẽ càng lớn.

3.2. Xác định tính phân kỳ và hội tụ

Thông thường khi giá chứng khoán đi lên thì MACD cũng sẽ có xu hướng đi lên.

Ngược lại khi giá đi xuống thì MACD cũng sẽ có xu hướng đi xuống.

Tuy nhiên vẫn có trường hợp ngoại lệ, đó là khi xảy ra sự phân kỳ hoặc hội tụ.

- Phân kỳ giữa đường giá và MACD

Xảy ra khi giá cổ phiếu đi lên nhưng đường MACD lại chuyển động đi xuống.

Sự phân kỳ là dấu hiệu cho xu hướng chuyển từ tăng giá sang giảm giá. Lúc này, nhà đầu tư nên cân nhắc việc bán ra cổ phiếu.

MACD và cách áp dụng chỉ báo MACD hiệu quả trong đầu tư chứng khoán

Ví dụ về sự phân kỳ và hội tụ trong MACD

- Hội tụ giữa đường giá và MACD.

Khi giá cổ phiếu đi xuống nhưng đường MACD lại đi lên, sự hội tụ xảy ra. Đây là dấu hiệu cho thấy giá có thể xu đảo chiều từ giảm sang tăng.

Nhà đầu tư có thể mua vào cổ phiếu sau khi kết hợp xem xét các chỉ báo phân tích kỹ thuật khác.

3.3. Giao dịch khi Histogram chuyển từ dương sang âm và ngược lại

Công thức tính:

Histogram = Đường MACD – Đường Signal

Dựa vào công thức có thể thấy, khi đường Histogram chuyển từ đỏ sang xanh là biểu hiện của thị trường đang tăng điểm, lúc này nhà đầu tư nên đặt lệnh mua.

Ngược lại, khi đường Histogram chuyển từ dương sang âm (từ màu xanh chuyển sang màu đỏ) thì nhà đầu tư nên đặt lệnh bán.

MACD và cách áp dụng chỉ báo MACD hiệu quả trong đầu tư chứng khoán

3.4. Kết hợp RSI và MACD

RSI là chỉ số sức mạnh tương đối, cho biết xu hướng giá của thị trường gần đây. Nếu RSI đang lớn hơn 70% tức là thị trường đang ở tình trạng quá mua (overbought). Còn nếu RSI đang dưới 30% thì thị trường đang bị quá bán (oversold).

MACD cho biết tương quan giữa hai đường EMA, trong khi RSI cho thấy sự thay đổi giá, các mức giá cao và thấp gần đây.

Hai chỉ báo này thường được sử dụng cùng nhau để cung cấp cho trader bức tranh đầy đủ hơn về thị trường.

Chúng ta có thể sử dụng cả RSI và MACD để bổ trợ cho nhau, qua đó góp phần dự đoán xu hướng sắp tới của thị trường một cách chính xác hơn.

MACD và cách áp dụng chỉ báo MACD hiệu quả trong đầu tư chứng khoán

Ví dụ về cách kết hợp MACD và RSI

Ví dụ, Nếu RSI của cổ phiếu MBB vượt quá mức 70%, đi vào vùng quá mua. Sau đó 1-2 phiên, ta thấy đường MACD cắt xuống đường tín hiệu. Cả hai chỉ báo đều cho thấy giá có thể đảo chiều mạnh mẽ. Và quả thực, sau đó giá cổ phiếu MBB đã đi xuống.

Ngược lại, ta có thể áp dụng với trường hợp tìm thời điểm giá đảo chiều tăng. Lúc này, ở khoảng thời gian trước đó, RSI của cổ phiếu MBB xuống thấp dưới mức 30%. Nếu như chờ đợi một vài hôm và MACD cắt lên đường tín hiệu, ta có thể chắc chắn về một xu hướng tăng sẽ xảy ra.

Kết luận

MACD là một chỉ báo kỹ thuật phổ biến và đầy sức mạnh. Tuy nhiên, để tăng tính chính xác, nhà đầu tư nên kết hợp MACD cùng với các chỉ báo kỹ thuật khác, linh hoạt với thị trường, cập nhật nhanh chóng cũng như biết được khung thời gian nào hợp lý để MACD hoạt động hiệu quả nhất để đưa ra các quyết định giao dịch sáng suốt.

Bởi vì, bất cứ một kỹ thuật hay chỉ báo phân tích nào cũng sẽ có những ưu nhược điểm, và MACD cũng không ngoại lệ. Chỉ báo MACD không phải lúc nào cũng chính xác và có thể cung cấp tín hiệu sai lệch và gây nhầm lẫn.

Theo dõi 24HMoney trên GoogleNews
Mã chứng khoán liên quan bài viết
1,249.55 +0.44 (+0.04%)
1,316.95 +3.47 (+0.26%)
prev
next

Từ khóa liên quan

Bấm vào mỗi từ khóa để xem bài cùng chủ đề

Theo dõi người đăng bài

Hoàng Huyền Pro

Bạn muốn trở thành VIP/PRO trên 24HMONEY?

Liên hệ 24HMONEY ngay

Cảnh báo Nhà đầu tư lưu ý
Cảnh báo
9 Yêu thích
6 Bình luận 6 Chia sẻ
Thích Đã thích Thích
Bình luận
Chia sẻ
Ảnh đại diện


Cơ quan chủ quản: Công ty TNHH 24HMoney. Địa chỉ: Tầng 5 - Toà nhà Geleximco - 36 Hoàng Cầu, P.Ô Chợ Dừa, Quận Đống Đa, Hà Nội. Giấy phép mạng xã hội số 203/GP-BTTTT do BỘ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG cấp ngày 09/06/2023 (thay thế cho Giấy phép mạng xã hội số 103/GP-BTTTT cấp ngày 25/3/2019). Chịu trách nhiệm nội dung: Phạm Đình Bằng. Email: support@24hmoney.vn. Hotline: 038.509.6665. Liên hệ: 0908.822.699

Điều khoản và chính sách sử dụng



copy link
Quét mã QR để tải app 24HMoney - Giúp bạn đầu tư an toàn, hiệu quả
9
Chia sẻ 6