Loạt công ty chứng khoán 'bốc hơi' lợi nhuận vì mảng môi giới và cho vay đìu hiu
Bối cảnh thanh khoản sụt giảm về mức thấp đã tác động trực tiếp đến doanh thu môi giới và cho vay margin của các công ty chứng khoán.
Trong đó, lãi từ các khoản cho vay và phải thu giảm hơn 40% về còn 205 tỷ đồng. Mảng môi giới chứng khoán cũng ghi nhận doanh thu giảm gần 60%, về mức 411 tỷ đồng.
Mảng tự doanh khởi sắc hơn khi khoản lỗ từ tài sản tài chính ghi nhận qua lãi/lỗ (FVTPL) giảm gần 50%, về mức 588 tỷ đồng. Dù lãi tài sản tài chính FVTPL giảm 37%, còn 668 tỷ đồng nhưng mảng tự doanh vẫn lãi 15 tỷ đồng (so với cùng kỳ lỗ hơn 214 tỷ đồng).
Mặc dù các chi phí đều giảm nhưng do doanh thu môi giới và cho vay giảm quá sâu, lợi nhuận sau thuế của VPS chỉ đạt mức 116 tỷ đồng, giảm 52% so với cùng kỳ.
Trong đó, lãi từ các khoản cho vay và phải thu đóng góp gần 40% trong cơ cấu doanh thu, đạt 33 tỷ đồng, giảm 19% so với cùng kỳ năm 2022. Doanh thu môi giới chứng khoán giảm 66%, xuống mức 9 tỷ đồng.
Về hoạt động tự doanh của Agriseco, lãi từ các khoản đầu tư nắm giữ đến ngày đáo hạn (HTM) tăng gần 93% so với cùng kỳ lên 26 tỷ đồng, song lãi từ các tài sản tài chính ghi nhận thông qua lãi/lỗ (FVTPL) giảm gần 37% xuống còn gần 10 tỷ đồng. Kết quả, lợi nhuận trước thuế của Agriseco giảm 10% so với cùng kỳ, xuống mức 55 tỷ đồng. Lãi ròng thu về khoảng 44 tỷ đồng, giảm 12%.
Trong đó, lãi từ cho vay và phải thu đóng góp 120 tỷ đồng doanh thu, giảm 43% so với cùng kỳ. Doanh thu từ môi giới giảm tới 64%, xuống 93 tỷ đồng.
Tại mảng tự doanh, lãi từ các tài sản tài chính ghi nhận thông qua lãi lỗ (FVTPL) gần như đi ngang so với cùng kỳ ở mức 68 tỷ đồng. Tuy nhiên lỗ FVTPL giảm mạnh từ hơn 24 tỷ còn gần 257 triệu đồng, giúp hoạt động tự doanh của MBS lãi ròng hơn 67 tỷ đồng.
Trừ đi chi phí, công ty thu về lợi nhuận trước thuế và lợi nhuận sau thuế lần lượt 152 tỷ đồng và 121 tỷ đồng, giảm khoảng 40% so với con số kỷ lục từng ghi nhận trong quý 1 năm trước.
Doanh thu hoạt động môi giới chứng khoán và bảo lãnh phát hành lần lượt ở mức 3,9 tỷ đồng và 3,4 tỷ đồng, tương ứng giảm 73% và 75%. Ngược lại, lãi từ các khoản đầu tư nắm giữ đến ngày đáo hạn (HTM) ở mức 5,7 tỷ đồng, tăng 42% so với cùng kỳ.
Trừ đi chi phí, Chứng khoán Thành Công báo lãi sau thuế 7,8 tỷ đồng, giảm 77% so với cùng kỳ.
3 tháng đầu năm, công ty thu về 479 tỷ đồng doanh thu, giảm 17% so với cùng kỳ năm ngoái. Doanh thu nghiệp vụ môi giới chứng khoán đạt 64 tỷ đồng, giảm 50%; lãi từ các tài sản tài chính ghi nhận thông qua lãi/lỗ (FVTPL) 147 tỷ đồng, giảm 40%; lãi từ các khoản cho vay và phải thu 115 tỷ đồng, giảm 20%.
Ngược lại, các hoạt động đem lại doanh thu tăng trưởng là lãi từ các công cụ phái sinh phòng ngừa rủi ro 114 tỷ đồng, tăng 166%; lãi từ các khoản đầu tư nắm giữ đến ngày đáo hạn (HTM) 38 tỷ đồng, tăng 159%.
Chi phí hoạt động cũng giảm 8% xuống 333 tỷ đồng. Điểm tích cực là lỗ từ các tài sản tài chính ghi nhận thông qua lãi/lỗ (FVTPL) đã giảm 27% so với cùng kỳ, xuống còn 143 tỷ đồng.
Sau khi trừ các khoản chi phí, KIS ghi nhận 79 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế, giảm 43% so với quý 1/2022.
Có thể thấy, các công ty chứng khoán trên đều ghi nhận lợi nhuận “đi lùi” do doanh thu mảng môi giới và cho vay sụt giảm mạnh. Theo thống kê, thanh khoản thị trường quý 1/2023 giảm 64% so với quý 1/2022. Trong 3 tháng đầu năm 2023, thị trường chứng khoán Việt Nam đón nhận thêm 140.024 tài khoản giao dịch mở mới. Con số này chỉ đạt khoảng 5% tổng số tài khoản mở mới trong cùng kỳ năm ngoái.
Bạn muốn trở thành VIP/PRO trên 24HMONEY?
Liên hệ 24HMONEY ngay
Bình luận