24HMoney
Install 24HMoneyTải App
copy link
menu
Huyền My
24HMoney đã kiểm duyệt 24HMONEY đã kiểm duyệt

Loạt cổ phiếu bị giữ nguyên diện cảnh báo vì thua lỗ

DLG, HNG, TTF, và NVT bị Sở Giao dịch Chứng khoán TPHCM (HOSE) giữ nguyên diện cảnh báo với cùng lý do: Lỗ sau thuế!

Mới đây, HOSE đưa ra các văn bản liên quan đến việc xử lý vi phạm cổ phiếu - cụ thể là giữ nguyên diện cảnh báo - đối với một số công ty.

Đầu tiên là CTCP Tập đoàn Đức Long Gia Lai (HOSE: DLG). DLG bị HOSE giữ nguyên diện cảnh báo vào ngày 05/09 do lỗ ròng 6 tháng đầu năm hơn 370 tỷ đồng và lỗ sau thuế chưa phân phối tại ngày 30/06/2022 hơn 1.2 ngàn tỷ, theo BCTC hợp nhất soát xét bán niên 2022.

Cổ phiếu DLG vốn đã bị HOSE chuyển từ diện kiểm soát sang cảnh báo từ ngày 18/04/2022, do kết quả kinh doanh thua lỗ tính đến thời điểm cuối tháng 12/2021. Đến quý 2/2022, DLG tiếp tục trải qua một kỳ “đen tối” khi ghi nhận doanh thu từ hoạt động chiếm tỷ trọng lớn nhất là linh kiện điện tử sụt giảm mạnh, lại không còn ghi nhận doanh thu từ mảng sản phẩm nông nghiệp, qua đó khiến doanh thu thuần chỉ còn 375 tỷ đồng, giảm 22% so với cùng kỳ.

Nhờ giá vốn giảm mạnh hơn, lãi gộp của DLG tăng 22%, lên gần 74 tỷ đồng. Tuy nhiên, các khoản chi phí bật tăng mạnh đã khiến phần lợi nhuận này… tan thành mây, với các khoản lỗ chênh lệch tỷ giá (25 tỷ đồng), dự phòng giảm giá chứng khoán (25 tỷ đồng), hay chi phí quản lý cũng tăng lên gần 300 tỷ đồng.

So với đỉnh 10,400 đồng/cp ngày 07/01, thị giá ngày 08/09 đã chia gần 3 lần giá trị, chỉ còn 3,700 đồng/cp.

Loạt cổ phiếu bị giữ nguyên diện cảnh báo vì thua lỗ

Chung cảnh ngộ là CTCP Nông nghiệp Quốc tế Hoàng Anh Gia Lai (HOSE: HNG). Trong ngày 05/09, HOSE ra quyết định giữ nguyên diện cảnh báo đối với HNG, do lỗ sau thuế chưa phân phối tại ngày 30/06/2022 gần 4.1 ngàn tỷ đồng, theo BCTC hợp nhất soát xét bán niên 2022.

Riêng trong quý 2, doanh thu thuần của HNG giảm mạnh 41% (còn gần 148 tỷ đồng), trong khi giá vốn và đặc biệt là chi phí tài chính tăng mạnh (gấp 2.7 lần cùng kỳ, lên gần 377 tỷ đồng), khiến Công ty báo lỗ ròng 557 tỷ đồng.

Theo giải trình của HNG, nguyên nhân lỗ do tình trạng thiếu hụt lao động tại Lào dẫn đến sản lượng thu hoạch giảm 13% so cùng kỳ. Mặt khác, giá mua phân bón tăng 150%, vật tư nông nghiệp và bao bì đóng gói tăng 50% so với năm 2021, trong khi chi phí vận chuyển tăng cao so cùng kỳ. Đồng thời, chi phí tài chính tăng mạnh khiến Công ty ghi nhận lỗ chênh lệch tỷ giá gần 330 tỷ đồng.

Trên thị trường, giá cổ phiếu HNG đang được giao dịch quanh vùng 6,000-7,000 đồng/cp. Thị giá phiên sáng 08/09 là 6,100 đồng/cp, chia hơn 2 lần giá trị so với đỉnh 13,500 đồng/cp ngày 10/01/2022.

Loạt cổ phiếu bị giữ nguyên diện cảnh báo vì thua lỗ

Gỗ Trường Thành (HOSE: TTF) ngày 06/09 cũng nhận quyết định giữ nguyên diện cảnh báo từ HOSE dù không còn bị đơn vị kiểm toán đưa ra ý kiến ngoại trừ lần đầu tiên sau 4 năm kể từ kỳ BCTC soát xét bán niên 2018. Lý do giữ nguyên diện cảnh báo là lỗ sau thuế chưa phân phối tại thời điểm cuối tháng 6/2022 hơn 3 ngàn tỷ đồng, chưa đáp ứng đúng quy định.

Trước đó, vào ngày 21/04/2022, TTF bị chuyển từ diện kiểm soát sang cảnh báo với lý do BCTC hợp nhất kiểm toán năm 2021 ghi nhận lỗ ròng gần 9 tỷ đồng và lỗ lũy kế tính đến cuối năm 2021 đã kiểm toán hơn 3 tỷ đồng.

Trên thực tế, TTF vừa có một kỳ kinh doanh “ngắt mạch” lãi liên tiếp 4 quý liền (từ quý 2/2021 đến quý 1/2022). Quý 2/2022, Công ty lỗ gần 7 tỷ đồng, đồng thời lãi sau thuế sau soát xét bán niên 2022 giảm 42% so với BCTC tự lập, còn 4.5 tỷ đồng. Theo giải trình, nguyên nhân do Công ty ghi nhận bổ sung phần lãi trong công ty liên doanh liên kết. Vào thời điểm lập BCTC tự lập, số liệu trên báo cáo của các công ty liên doanh liên kết mà Công ty vừa thực hiện góp vốn đầu tư trong kỳ chưa ghi nhận đủ.

Trên thị trường, giá cổ phiếu TTF rơi vào đà giảm sốc từ cuối tháng 3/2022. Tính từ đỉnh 17,200 đồng/cp ngày 29/03, giá TTF hiện đã chia hơn 2 lần giá trị, với thị giá 7,300 đồng/cp tại phiên sáng 08/09.

Loạt cổ phiếu bị giữ nguyên diện cảnh báo vì thua lỗ

Với lý do tương tự, CTCP Bất động sản Du lịch Ninh Vân Bay (HOSE: NVT) bị HOSE duy trì diện cảnh báo kể từ ngày 21/06/2022. Lỗ sau thuế chưa phân phối của NVT là 710 tỷ đồng tính đến ngày 30/06 theo BCTC hợp nhất soát xét bán niên 2022. Dù vậy, trong 6 tháng đầu năm 2022, Công ty ghi nhận lãi sau thuế 11.6 tỷ đồng, trong khi cùng kỳ lỗ sau thuế 15.3 tỷ đồng, nhờ doanh thu của các công ty con tăng mạnh khi hoạt động du lịch trong nước phục hồi.

Sau khi lập đỉnh 32,400 đồng/cp ngày 30/03, giá cổ phiếu NVT lao dốc, hiện đang được giao dịch ở mức 14,500 đồng/cp (phiên sáng 08/09).

Loạt cổ phiếu bị giữ nguyên diện cảnh báo vì thua lỗ
Theo dõi 24HMoney trên GoogleNews
Mã chứng khoán liên quan bài viết
5.00 -0.10 (-1.96%)
7.88 (0.00%)
3.03 +0.01 (+0.33%)
1.94 -0.03 (-1.52%)
prev
next

Từ khóa liên quan

Bấm vào mỗi từ khóa để xem bài cùng chủ đề

Bạn muốn trở thành VIP/PRO trên 24HMONEY?

Liên hệ 24HMONEY ngay

Cảnh báo Nhà đầu tư lưu ý
Cảnh báo
Cơ quan chủ quản: Công ty TNHH 24HMoney. Địa chỉ: Tầng 5 - Toà nhà Geleximco - 36 Hoàng Cầu, P.Ô Chợ Dừa, Quận Đống Đa, Hà Nội. Giấy phép mạng xã hội số 203/GP-BTTTT do BỘ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG cấp ngày 09/06/2023 (thay thế cho Giấy phép mạng xã hội số 103/GP-BTTTT cấp ngày 25/3/2019). Chịu trách nhiệm nội dung: Phạm Đình Bằng. Email: support@24hmoney.vn. Hotline: 038.509.6665. Liên hệ: 0908.822.699

Điều khoản và chính sách sử dụng



copy link
Quét mã QR để tải app 24HMoney - Giúp bạn đầu tư an toàn, hiệu quả