Lệnh trừng phạt không phải "đòn hạ gục", Nga vượt suy thoái kinh tế, nhưng sẽ mất 190 tỷ USD?
Dù đã tránh được suy thoái kinh tế nhưng nền kinh tế Nga vẫn ở trong tình trạng căng thẳng và đang trên đà giảm 8% vào năm 2026.
Theo Bloomberg Economics, nền kinh tế Nga đang trên đà mất 190 tỷ USD vào năm 2026 so với quỹ đạo trước chiến tranh, gần tương đương với toàn bộ Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) hàng năm của các quốc gia như Hungary hoặc Kuwait.
Phân tích trên được đưa ra sau khi phương Tây áp dụng các lệnh trừng phạt chưa từng có bao gồm tịch thu tài sản nhắm vào các cá nhân thân cận với Tổng thống Putin và khiến khoảng 300 tỷ USD dự trữ quốc tế bị phong tỏa.
Tuy nhiên, ngay cả khi Nga ghi nhận ba quý giảm liên tiếp (quý II,III,IV/2022), thì sự suy giảm của nước này trong cả năm ngoái chỉ là một phần nhỏ so với mức giảm mà nhiều tổ chức ước tính lên tới 10%. Ngân hàng trung ương Nga đã đưa ra số liệu cho thấy, kinh tế nước này là 2,5%.
Theo các nhà phân tích được hãng tin Boomberg thăm dò ý kiến, sự suy giảm có thể tồi tệ hơn vào đầu năm nay.
Ông Oleg Vyugin, cựu Thứ trưởng Tài chính và cựu Phó Thống đốc Ngân hàng trung ương Nga nhận định: “Hiệu lực của các lệnh trừng phạt từ phương Tây còn kéo dài và quá trình trừng phạt vẫn chưa kết thúc".
Về cơ bản, theo vị chuyên gia này, Moscow cũng bị ảnh hưởng bởi các biện pháp trừng phạt từ phương Tây. Nếu không có lệnh trừng phạt, nền kinh tế Nga đã có thể tăng trưởng 6% trong năm 2022.
Tuy nhiên, khả năng phục hồi cho đến nay nói lên nỗ lực của nền kinh tế Nga khi ra sức chống chọi với "cơn mưa" trừng phạt trong ngành năng lượng. Khí đốt và dầu mỏ 'dính đòn' trừng phạt khắc nghiệt từ phương Tây.
Bước sang năm 2023, ông Oleg Vyugin cho rằng, nỗ lực trên trở nên khó khăn hơn khi chính phủ của Tổng thống Vladimir Putin phải chạy đua để ngăn chặn sự sụt giảm doanh thu từ dầu mỏ và tăng cường chi tiêu cho các chương trình xã hội.
Theo ông Oleg Vyugin, các biện pháp trừng phạt của phương Tây “không phải là một đòn hạ gục mà là một cú đấm nhẹ”.
Vắng châu Âu, Nga tăng xuất khẩu khí đốt và dầu sang thị trường Trung Quốc và Ấn Độ, với giá chiết khấu và "túi tiền" Moscow vẫn rủng rỉnh nhờ năng lượng.
Việc xoay trục thương mại sang các quốc gia chưa áp đặt các biện pháp trừng phạt và sự gia tăng mạnh mẽ trong chi tiêu của chính phủ là một trong những lý do khiến Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) đưa ra mức điều chỉnh lớn cho Nga. Cụ thể, IMF dự đoán, tăng trưởng GDP của Nga theo dự đoán của IMF sẽ tăng 0,3% trong năm nay và tăng 2,1% trong năm 2024.
Theo Bloomberg Economics, điều quan trọng là các biện pháp khẩn cấp nhằm ngăn chặn khủng hoảng tài chính.
Bên cạnh các biện pháp kiểm soát vốn, việc tăng mạnh lãi suất đã ngăn chặn quốc gia này phải đối mặt với một cuộc khủng hoảng tài chính. Tuy nhiên, Nga cũng phải trả giá bằng việc kéo giảm hoạt động cho vay bán lẻ và ảnh hưởng tiêu dùng.
Gần một năm diễn ra xung đột với Ukraine, nỗi đau kinh tế có thể chưa đủ nhức nhối để Tổng thống Nga chuyển hướng.
Bloomberg Economics cho rằng, chiến dịch quân sự đặc biệt sẽ làm thay đổi triển vọng nhân khẩu học, khi dân số trong độ tuổi lao động của Nga có thể giảm 6,5% trong thập kỷ tới. Sự tốn kém cho các chương trình quốc phòng và xã hội đã làm tăng chi tiêu của chính phủ liên bang lên 25% vào năm ngoái, đồng thời tăng 300.000 việc làm trong khu vực công.
Mặc dù tránh được sự sụp đổ, nhưng nền kinh tế Nga sẽ vẫn ở trong tình trạng căng thẳng và đang trên đà giảm 8% vào năm 2026, so với trường hợp Tổng thống Putin không tiến hành chiến dịch quân sự tại Ukraine năm 2022, Bloomberg Economics ước tính.
Nhà kinh tế trưởng Natalia Lavrova của BCS Financial Group nhận định: "Việc giảm nhập khẩu công nghệ từ phương Tây làm giảm tiềm năng tăng trưởng của nền kinh tế trong dài hạn".
Bạn muốn trở thành VIP/PRO trên 24HMONEY?
Liên hệ 24HMONEY ngay
Bình luận