24HMoney
Install 24HMoneyTải App
copy link
menu
Quang Hưng
24HMoney đã kiểm duyệt 24HMONEY đã kiểm duyệt

Lấy bằng sáng chế ở Mỹ khó cỡ nào?

Có tới 86-90% đơn xin cấp bằng sáng chế tại Mỹ bị từ chối và thời gian chờ đợi để được xét duyệt cấp bằng sáng chế cũng ngót ngét 3 năm.

Mặc dù xin cấp bằng sáng chế tại Mỹ vừa đứng trước nguy cơ cao bị từ chối, vừa tốn một khoản chi phí không nhỏ và mất thời gian chờ đợi, nhưng bằng sáng chế tại Mỹ luôn là một trong những bằng sáng chế “danh giá” nhất mà các nhà khoa học, phát minh hay các công ty mong muốn có được. Vì, bằng sáng chế tại Mỹ không chỉ giúp sản phẩm, phát minh của các tổ chức, cá nhân được bảo hộ tại quốc gia này mà còn là cơ sở tham chiếu có giá trị trong trường hợp cần đăng ký sáng chế tại một quốc gia khác.

Tuy nhiên, dữ liệu thống kê từ các công ty luật tại Mỹ cho thấy để được cấp bằng sáng chế tại Mỹ, các tổ chức, cá nhân không chỉ phải chờ đợi trong khoảng thời gian dài, khoảng 30 tháng, mà còn đứng trước nguy cơ bị từ chối khá cao, thông thường tỷ lệ này là 86-90% tùy từng lĩnh vực.

Trong đó, theo PatentPC, thiếu tính hữu dụng là một trong 9 lý do phổ biến khiến các đơn xin cấp bằng sáng chế tại Mỹ bị từ chối. Một sáng chế hay phát minh của một tổ chức, cá nhân chỉ được cấp bằng sáng chế khi Văn phòng Sáng chế và Nhãn hiệu Mỹ (USPTO) – văn phòng cấp bằng sáng chế khắt khe nhất thế giới, xác định được tính hữu dụng của sáng chế, phát minh đó.

Lấy bằng sáng chế ở Mỹ khó cỡ nào?

Với tính hữu dụng cao, Hệ thống máy học tự động tách và phân loại tài liệu, hiện được ứng dụng trong hai sản phẩm tự động hóa akaBot Vision và UBot Invoice của FPT, đã được USPTO cấp bằng sáng chế sớm hơn 7 tháng so với thời gian quy định.

Mới đây, Hệ thống máy học (Machine Learning) tự động tách và phân loại tài liệu của FPT đã trở thành một trong số ít phát minh có thời gian xét duyệt và cấp bằng sớm trước 7 tháng so với thời gian quy định của USPTO. Phát minh này của FPT được xếp loại bằng sáng chế hữu ích (Utility Patent).

Hệ thống máy học tự động tách và phân loại tài liệu của FPT có khả năng tự động triển khai và xử lý đa dạng tài liệu đầu vào như: hóa đơn mua bán, hóa đơn thuế, phiếu đóng gói hàng hóa, chứng từ giao hàng, hợp đồng... để tách và phân loại thành một hoặc nhiều tài liệu phụ có nội dung riêng biệt. Hiện Hệ thống này được FPT ứng dụng trong hai sản phẩm tự động hóa akaBot Vision và UBot Invoice hỗ trợ xử lý thông minh tới 300-400 bộ tài liệu/ngày trong các quy trình nghiệp vụ cho hơn 1.500 khách hàng.

Bên cạnh đó, cộng hưởng với công nghệ lõi RPA của akaBot, phát minh này giúp giảm thời gian tách và phân loại dữ liệu từ 15 phút xuống 5-10 giây cho một bộ tài liệu. Đây là những yếu tố hàng đầu giúp sáng chế của FPT đạt được tiêu chí “hữu ích” USPTO

Lấy bằng sáng chế ở Mỹ khó cỡ nào?

Theo chia sẻ của đại diện FPT, việc được cấp bằng sáng chế tại quốc gia tiến tiến như Mỹ đã góp phần chứng minh các giải pháp công nghệ Made by FPT đáp ứng các tiêu chuẩn cao cấp về công nghệ toàn cầu.

Trước đó, năm 2022, FPT cũng đã được USPTO cấp bằng sáng chế về Công nghệ xử lý đám mây điểm 3D (3D PointCloud) nhằm thực hiện các tác vụ trong lĩnh vực thị giác máy tính 3D (3D computer vision), ví dụ như nhận dạng vật thể trên hình ảnh 3D. Sáng chế này giúp cải thiện độ chính xác trong huấn luyện AI nhận diện vật thể từ 1 góc chụp hình nhờ cơ chế tăng cường hiệu suất tính toán, phân tách đặc trưng của vật thể từ đó giúp dễ dàng tạo ra các giải pháp công nghệ có tính ứng dụng cao. Đồng thời, với cách huấn luyện AI này, lượng dữ liệu đầu vào cần ít hơn so với các cách làm trước đó, tiết kiệm nguồn lực đáng kể.

Không chỉ có bằng sáng chế tại Mỹ, tại Nhật Bản, FPT cũng đã được tổ chức Japan Patent Office (JPO) cấp bằng phát minh sáng chế AI cho Công nghệ nhận diện và xử lý dữ liệu hình ảnh. Công nghệ này có thể được áp dụng không chỉ trong bài toán ước lượng mật độ đối tượng (bao gồm con người, phương tiện giao thông...) mà còn cho nhiều bài toán khác trong lĩnh vực thị giác máy tính. Bằng sáng chế này của FPT được công nhận trên toàn lãnh thổ Nhật Bản và công ty cũng đang xem xét bổ sung hồ sơ để mở rộng phạm vi bảo hộ tại Mỹ và Châu Âu, nơi công nghệ này đang và sẽ tiếp tục được ứng dụng trong nhiều sản phẩm thương mại.

Những bằng sáng chế trên đã giúp FPT tiếp tục khẳng định chất lượng nghiên cứu và tính sáng tạo của các giải pháp độc quyền do công ty phát triển nhưng ở một khía cạnh khác, đây cũng chính là tài sản vô hình vừa giúp công ty gia tăng giá trị, vị thế dẫn đầu trên thị trường vừa nâng cao lợi thế cạnh tranh trên thị trường toàn cầu. Vì bất cứ tổ chức, cá nhân nào muốn phát triển sản phẩm, dịch vụ sử dụng một phần hay toàn phần công nghệ mà FPT đã được cấp bằng sáng chế tại các quốc gia Mỹ, Nhật Bản thì đều cần được sự chấp thuận của FPT. Hay nói cách khác, FPT có thể bán hay chuyển giao công nghệ từ bằng sáng chế.

Theo dõi 24HMoney trên GoogleNews
Mã chứng khoán liên quan bài viết
133.90 +0.90 (+0.68%)
prev
next

Từ khóa liên quan

Bấm vào mỗi từ khóa để xem bài cùng chủ đề

Bạn muốn trở thành VIP/PRO trên 24HMONEY?

Liên hệ 24HMONEY ngay

Cảnh báo Nhà đầu tư lưu ý
Cảnh báo
Cơ quan chủ quản: Công ty TNHH 24HMoney. Địa chỉ: Tầng 5 - Toà nhà Geleximco - 36 Hoàng Cầu, P.Ô Chợ Dừa, Quận Đống Đa, Hà Nội. Giấy phép mạng xã hội số 203/GP-BTTTT do BỘ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG cấp ngày 09/06/2023 (thay thế cho Giấy phép mạng xã hội số 103/GP-BTTTT cấp ngày 25/3/2019). Chịu trách nhiệm nội dung: Phạm Đình Bằng. Email: support@24hmoney.vn. Hotline: 038.509.6665. Liên hệ: 0908.822.699

Điều khoản và chính sách sử dụng



copy link
Quét mã QR để tải app 24HMoney - Giúp bạn đầu tư an toàn, hiệu quả