Lạm phát có sai về mặt đạo đức?
Tầng lớp lao động nói có, còn các nhà kinh tế học người Mỹ nói không.
Trong bài viết này, mình sẽ giới thiệu đến mọi người khái niệm “kinh tế đạo đức”, sau đó là góc nhìn về lạm phát của người lao động, các nhà kinh tế học người Mỹ và của người Việt Nam.
Đây là khái niệm được ra đời khi nhà sử học người Anh E.P. Thompson khi ông nghiên cứu các cuộc bạo loạn lương thực thế kỷ 18 ở Anh.
Kinh tế đạo đức bao gồm các quan niệm sau:
Trong suốt thế kỷ 18, Anh Quốc đã chứng kiến một loạt các cuộc bạo loạn lương thực. Những cuộc bạo loạn này thường xảy ra khi giá lương thực, đặc biệt là bánh mì, tăng cao đột ngột, gây ra sự thiếu hụt và đói kém trong quần chúng nhân dân.
Nguyên nhân chính dẫn đến các cuộc bạo loạn này bao gồm:
Theo thời gian, kinh tế thị trường, nơi giá cả được quyết định bởi cung cầu, dần thay thế kinh tế đạo đức.
Một số quan niệm này phản ánh thực tế kinh tế gần đây. Sau đại dịch Covid-19, thu nhập thực tế giảm do giá cả tăng nhanh hơn lương. Mặc dù lương đã tăng trở lại trong những năm gần đây, giá cả các mặt hàng thiết yếu như thực phẩm và nhiên liệu vẫn tăng mạnh hơn các mặt hàng khác. Ngoài ra, lạm phát không nhất thiết đi kèm với thị trường lao động mạnh.
Tương tự như các cuộc bạo loạn ở Anh thế kỷ 18, sự tức giận của người dân Mỹ đối với lạm phát xuất phát từ quan niệm về công bằng và trách nhiệm. Điều này gây khó khăn cho chính phủ trong việc giải quyết vấn đề lạm phát, bởi các biện pháp kinh tế có thể không đủ để đáp ứng kỳ vọng của công chúng về một nền kinh tế công bằng.
Các nhà kinh tế ở Việt Nam luôn đứng về phía người lao động
Đợt tăng lương năm 2008, 2011 trùng thời điểm lạm phát phi mã hai chữ số nhưng theo chuyên gia, là do bất ổn chính sách tiền tệ, tài khóa chứ không vì tăng lương.
Từ tháng 7, lương cơ sở tăng thêm 30%, mức cao nhất trong lịch sử, lên 2,34 triệu đồng. Ước tính 2,78 triệu cán bộ, công chức, viên chức khu vực công (chưa bao gồm lực lượng vũ trang) được hưởng lợi. Đây là nhóm được tính lương, phụ cấp và các chế độ dựa trên hệ số theo ngạch, bậc, nhân với lương cơ sở.
Thu nhập của người làm việc tại khu vực công được cải thiện, nhưng một số đại biểu Quốc hội và lãnh đạo Tổng liên đoàn Lao động bày tỏ lo ngại giá cả thị trường có thể "tát nước theo mưa", tăng cùng với đợt điều chỉnh lương này.
Tuy nhiên, tăng lương không phải là nguyên nhân dẫn đến biến động bất thường của chỉ số giá tiêu dùng (CPI) - chỉ số đo lạm phát.
GS.TS Trần Ngọc Thơ, thành viên Hội đồng Tư vấn chính sách tài chính tiền tệ quốc gia, nói rằng "Cung tiền là nguyên nhân chính dẫn đến lạm phát phi mã của Việt Nam những năm 2008-2011. Khi đó, nhà nước phải tăng lương để bù đắp đời sống cho người lao động khi sức mua của đồng tiền suy giảm nghiêm trọng vì giá cả leo thang"
Theo ông, gốc rễ của các giai đoạn lạm phát cao đều xuất phát từ những sai lầm trong nới lỏng chính sách tài khóa, tiền tệ liên tục một thời gian dài. Do đó, giá cả ban đầu có thể tăng sau khi tăng lương do hiệu ứng tâm lý, nhưng nếu sau đó không có các "cú sốc" về vĩ mô như giai đoạn 2008-2011, lạm phát không thể tăng cao.
ThS Trần Hương Giang, nhà nghiên cứu chính sách công độc lập, cho rằng tăng lương thường được liên tưởng đến hệ quả tăng lạm phát vì người lao động có thu nhập cao hơn, dẫn đến tăng nhu cầu trên thị trường, qua đó kéo theo giá hàng hóa tăng. Tuy nhiên, bà không ủng hộ lập luận này.
Chuyên gia phân tích, CPI thường tăng khi nhu cầu hàng hóa thiết yếu tăng, bởi chiếm tỷ trọng cao nhất trong rổ hàng tính chỉ số này. Trong khi đó, 2,8 triệu công, viên chức (chưa bao gồm công an, quân đội) chiếm khoảng 5% tổng lao động trong nền kinh tế, khó ảnh hưởng đến bức tranh chung. Chưa kể, chỉ một phần trong số này có thu nhập thấp - nhóm thường gia tăng nhu cầu với hàng hóa thiết yếu khi thu nhập tăng.
Kết luận:
Các nhà kinh tế Mỹ, đặc biệt là những người theo trường phái tự do, nhìn chung ủng hộ mạnh mẽ chủ nghĩa tư bản. Họ cho rằng cơ chế thị trường, nơi cung và cầu tự do cạnh tranh, là cách hiệu quả nhất để phân bổ tài nguyên và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Việc nghiên cứu các quan điểm về chủ nghĩa tư bản ở Mỹ và kinh nghiệm phát triển của Việt Nam có thể mang lại những bài học quý giá cho cả hai quốc gia. Việt Nam có thể học hỏi từ kinh nghiệm của Mỹ về xây dựng một nền kinh tế thị trường năng động, trong khi Mỹ có thể tham khảo mô hình phát triển bền vững và chú trọng đến công bằng xã hội của Việt Nam để hoàn thiện hệ thống kinh tế của mình.
Nếu cần hỏi thêm bất cứ thông tin cũng như nhận định, rất vui nếu anh chị sẽ trao đổi trực tiếp qua Zalo cá nhân. Anh chị cũng có thể follow trang cá nhân 24hmoney của em để có thể đọc được những bài viết, nhận định về thông tin thị trường mới nhất.
- Đình Huy FPTS -
Theo dõi người đăng bài
Tiếp cận các chuyên gia VIP/PRO hàng đầu của 24HMONEY
Nhận ngay bài viết tài chính chuyên sâu
Bạn muốn trở thành VIP/PRO trên 24HMONEY?
Liên hệ 24HMONEY ngay
Bình luận