Lãi suất huy động đang có xu hướng tăng trở lại
Trong nửa đầu tháng 11, có tới 9 ngân hàng tăng lãi suất đầu vào với mức tăng từ 0,1% - 0,7%/năm.
Trong tháng 10, chỉ một số ngân hàng điều chỉnh tăng lãi suất huy động từ 0,1 - 0,2%/năm. Tuy nhiên, đầu tháng 11, đã có tới 9 ngân hàng tăng lãi suất huy động đến 0,7%/năm. Xu hướng tăng này dự kiến sẽ tiếp tục đến cuối năm do tình hình tăng trưởng tín dụng đang nhanh hơn so với việc huy động vốn. Tính đến ngày 31/10, tín dụng tăng 10,08% so với cuối năm 2023 và nợ xấu tăng 4,55% so với cùng kỳ năm 2023. Điều này làm tăng áp lực đối với hệ thống thanh khoản, khiến các ngân hàng tiếp tục điều chỉnh tăng lãi suất tiền gửi để thu hút vốn mới. Lãi suất trung bình 12 tháng của ngân hàng thương mại hiện đạt 4,9%, cao hơn 12 điểm cơ bản so với đầu năm. Trước tình hình tăng trưởng tín dụng, dự kiến lãi suất huy động của các ngân hàng lớn sẽ tăng thêm 20 điểm cơ bản đến cuối năm 2024, dao động quanh 5,1% - 5,2%.
Dựa vào các chỉ số trên, các chuyên gia của công ty chứng khoán MB (MBS) đánh giá rằng tình hình tăng trưởng tín dụng và ổn định môi trường kinh tế sẽ duy trì trong năm 2024. Ap lực lên tỷ giá được kỳ vọng sẽ giảm dần do các yếu tố tích cực như thặng dư thương mại tích cực, vốn FDI tăng và du lịch phục hồi mạnh. MBS cũng tin rằng áp lực lên tỷ giá sẽ càng giảm khi Fed đã bắt đầu chu kỳ cắt giảm lãi suất và dự kiến sẽ tiếp tục cắt giảm nhưng với tốc độ chậm hơn.
Sự ổn định của môi trường vĩ mô nhiều khả năng sẽ được duy trì và cải thiện hơn nữa sẽ là cơ sở để ổn định tỉ giá trong năm 2024. Ngoài ra, áp lực lên tỉ giá được kỳ vọng sẽ giảm dần trong thời gian tới khi FED đã bắt đầu chu kỳ cắt giảm lãi suất (kể từ tháng 9 tới nay đã giảm tổng cộng 75 điểm cơ bản), và nhiều khả năng sẽ tiếp tục duy trì việc cắt giảm, tuy nhiên với một tốc độ chậm hơn.
Bạn muốn trở thành VIP/PRO trên 24HMONEY?
Liên hệ 24HMONEY ngay
Bình luận