24HMoney
Install 24HMoneyTải App
copy link
menu
24HMoney đã kiểm duyệt 24HMONEY đã kiểm duyệt

Kinh tế Eurozone có thể tồi tệ hơn dự kiến

Nền kinh tế khu vực đồng tiền chung euro (Eurozone) vừa chứng kiến quý đầu năm vô cùng tồi tệ. Tuy nhiên, theo các chuyên gia kinh tế, đà suy giảm có thể còn mạnh hơn nhiều trong quý hiện tại và tính chung cả năm kinh tế Eurozone có thể bị thu hẹp 7,5%. T

Có thể suy giảm 7,5% trong năm nay

Hiện đại dịch Covid-19 tại châu Âu đã có dấu hiệu tạm lắng, nhiều quốc gia trong khu vực đồng tiền chung đã mở cửa trở lại nền kinh tế. Tuy nhiên, nhiều chuyên gia đang cảnh báo về một làn sóng lây nhiễm thứ hai khi các biện pháp kiểm soát được nới lỏng và sự phục hồi của kinh tế khu vực phụ thuộc rất lớn vào việc các quốc gia thành viên ngăn chặn làn sóng lây nhiễm thứ hai thế nào.

“Sự không chắc chắn lớn nhất hiện nay là tốc độ mở cửa trở lại của nền kinh tế. Hiện vẫn đang có một loạt những rủi ro nghiêng về phía suy giảm”, Giada Giani - Nhà kinh tế châu Âu tại Citi cho biết.

Kết quả cuộc thăm dò ý kiến được Reuters thực hiện từ ngày 11 đến ngày 14/5 với gần 80 nhà kinh tế đã đánh dấu lần cắt giảm thứ ba của giới chuyên môn về triển vọng kinh tế khu vực đồng tiền chung chỉ trong vòng một tháng, bất chấp việc ECB đã triển khai nhiều giải pháp nới lỏng và các chính phủ cũng đã triển khai nhiều gói kích thích với quy mô lên tới hàng nghìn tỷ euro.

Theo đó, giới chuyên gia dự báo kinh tế Eurozone có thể sẽ suy giảm 7,5% trong năm nay, sâu hơn nhiều mức suy giảm 5,4% mà họ đưa ra 3 tuần trước đó mà nguyên nhân do kinh tế khu vực suy giảm mạnh hơn dự báo trong quý đầu năm khi bị thu hẹp tới 3,8%, mức giảm hàng quý mạnh nhất kể từ năm 1995. Tuy nhiên đó vẫn chưa phải là điều tồi tệ nhất khi mà giới chuyên gia dự báo, kinh tế khu vực có thể tiếp tục suy giảm tới 11,3% trong quý hiện tại, cao hơn nhiều mức suy giảm 9,6% mà giới chuyên gia dự báo vào tháng trước.

Mặc dù kinh tế Eurozone được kỳ vọng sẽ phục hồi trở lại trong nửa cuối năm và năm tới với mức tăng trưởng dự kiến lần lượt là 7,2% và 2,8% trong quý ba và quý cuối năm nay. Nhưng trong kịch bản xấu, kinh tế khu vực có thể sẽ tiếp tục suy giảm trong quý tới, cho thấy rủi ro nghiêng về phái suy giảm là khá lớn.

Mặc dù GDP suy giảm đáng kể, thế nhưng tỷ lệ thất nghiệp chỉ được dự kiến sẽ tăng khoảng hai điểm phần trăm lên 9,3% vào năm 2020. Mức tăng này là thấp hơn rất nhiều so với Mỹ khi mà lượng người xin hưởng trợ cấp thất nghiệp tại nền kinh tế lớn nhất thế giới đã tăng lên tới 26 triệu người chỉ trong vòng có 5 tuần dịch bệnh. “Nguyên nhân do sự khác biệt về chính sách mà hai bên đã triển khai”, các nhà kinh tế của JP Morgan nói.

ECB sẽ mở rộng chương trình mua tài sản

Theo các chuyên gia kinh tế, trong bối cảnh hiện tại, rất có thể ECB sẽ đẩy mạnh chương trình mua tài sản mà họ đã đưa ra để đối phó với đại dịch lên mức 375 tỷ euro tại cuộc họp ngày 4/6, nâng quy mô mua vào tài sản trong năm nay lên khoảng 1,13 nghìn tỷ euro.

Điều đó không bao gồm 20 tỷ euro mua tài sản mỗi tháng mà ECB đã thực hiện để ứng phó với sự chậm lại của kinh tế khu vực trước khi dịch bệnh bùng phát. Các nhà kinh tế tham gia cuộc kháo sát của Reuters dự báo, bảng cân đối tài sản của ECB, hiện ở mức khoảng 5 nghìn tỷ euro, sẽ tăng lên 6,5 nghìn tỷ euro vào cuối năm nay.

“Chính sách tiền tệ của thế giới sẽ gần như đạt đến mức tối đa trước khi cuộc suy thoái này kết thúc”, nhà kinh tế Giani của Citi cho biết. “Hiện tại, mục tiêu của họ là làm cho việc sử dụng chính sách tài khóa trở nên dễ dàng hơn. ECB có thể làm điều này bằng cách tăng quy mô mua tài sản và kéo dài thời gian mua ra ngoài năm nay”.

Hơn hai phần ba trong số 28 nhà kinh tế cho biết, ECB có thể sẽ theo gương của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) bằng cách bổ sung thêm trái phiếu doanh nghiệp đã bị hạ bậc, hay còn được gọi là “thiên thần gãy cánh” (fallen angel). “Bằng cách mua các trái phiếu này, ECB có thể hạn chế sự phá sản hàng loạt vì đại dịch”, Spyos Andreopoulos - nhà kinh tế cấp cao châu Âu tại BNP Paribas, cho biết.

Rủi ro là hoạt động mua tài sản của ECB có thể vấp phải nhiều sự chỉ trích hơn khi mà ngay cả Chương trình mua trái phiếu khu vực công (PSPP) của ECB cũng đang bị Tòa án Hiến pháp Đức phán quyết là trái với luật pháp của Đức và cấm NHTW Đức tham gia chương trình này trừ khi ECB giải thích rõ ràng hơn và chứng minh Chương trình mua trái phiếu của mình là cần thiết.

Tuy nhiên hơn 75% số người được hỏi đã trả lời một câu hỏi bổ sung - 22/29 - nói rằng phán quyết sẽ không có tác động lâu dài đến các chính sách của ECB.

Theo dõi 24HMoney trên GoogleNews

Từ khóa liên quan

Bấm vào mỗi từ khóa để xem bài cùng chủ đề

Bạn muốn trở thành VIP/PRO trên 24HMONEY?

Liên hệ 24HMONEY ngay

Cảnh báo Nhà đầu tư lưu ý
Cảnh báo
Cơ quan chủ quản: Công ty TNHH 24HMoney. Địa chỉ: Tầng 5 - Toà nhà Geleximco - 36 Hoàng Cầu, P.Ô Chợ Dừa, Quận Đống Đa, Hà Nội. Giấy phép mạng xã hội số 203/GP-BTTTT do BỘ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG cấp ngày 09/06/2023 (thay thế cho Giấy phép mạng xã hội số 103/GP-BTTTT cấp ngày 25/3/2019). Chịu trách nhiệm nội dung: Phạm Đình Bằng. Email: support@24hmoney.vn. Hotline: 038.509.6665. Liên hệ: 0908.822.699

Điều khoản và chính sách sử dụng



copy link
Quét mã QR để tải app 24HMoney - Giúp bạn đầu tư an toàn, hiệu quả