Kinh tế EU vẫn trên đà suy thoái
Quy mô nền kinh tế khu vực đồng Euro đang bị thu hẹp trở lại vào đầu năm nay khi đại dịch bùng phát trở lại, đẩy khu vực này vào cuộc suy thoái.
Các chuyên gia phân tích tại các ngân hàng bao gồm JPMorgan Chase & Co. và UBS Group AG đang hạ cấp các dự báo tăng trưởng tại EU.
Thêm vào đó, ảnh hưởng của dịch bệnh cùng các gián đoạn thương mại vì Brexit đã làm hiển hiện viễn cảnh về quý thứ hai liên tiếp giảm sút GDP. Điều này có thể giống như tình trạng suy thoái vào đầu năm 2020, làm gia tăng áp lực nợ lên các chính phủ và Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB). Thực tế này khiến EU cần phải nhóm họp để đưa ra các chính sách cấp bách vào tuần tới nhằm cung cấp thêm hỗ trợ tài chính.
Mặc dù hoạt động kinh tế khu vực đồng Euro có nhiều tín hiệu tăng lên trong tuần đầu tiên của năm nay khi mọi người trở lại làm việc, nhưng vẫn thấp hơn nhiều so với một năm trước. Chính vì thế, vẫn còn rất nhiều vấn đề lớn cần giải quyết.
Bloomberg Economics vừa cho biết, tăng trưởng nền kinh tế khu vực đồng Euro sẽ giảm khoảng 4% trong 3 tháng đầu năm 2021, dựa trên các giả định có phần “bi quan” về việc giãn cách xã hội do dịch bệnh.
JPMorgan thì nhận định, nền kinh tế EU đã bị suy giảm 9% trong quý IV năm 2020, hiện ngân hàng này dự báo mức suy giảm 1% trong quý đầu tiên của năm nay so với dự báo trước đó là tăng trưởng 2%.
Cùng với đó, UBS cũng dự báo mức giảm trong quý đầu tiên là 0,4%, so với kỳ vọng trước đó là tăng trưởng 2,4%. Goldman Sachs Group Inc. dự đoán tăng trưởng kinh tế cuả EU sẽ giảm nhẹ.
Bên cạnh đó, Brexit cũng đang có tác động không hề nhỏ lên các quốc gia EU. Theo ING Groep NV, ngoài sự xáo trộn gây ra bởi đại dịch Covid-19, thì xuất khẩu cũng có thể suy yếu trở lại sau khi có dấu hiệu tăng trưởng vào cuối năm 2020 với việc các công ty của các quốc gia khu vực đồng Euro đổ xô vận chuyển sản phẩm đến Vương quốc Anh lúc chưa có kết quả đàm phán thương mại về Brexit.
Trong các nước EU, Hà Lan dự kiến tăng trưởng bằng 0 trong ba tháng tới và cho biết nền kinh tế sẽ không trở lại mức trước đại dịch cho đến năm 2023. Đã có sự khác biệt khá lớn giữa các quốc gia thành viên EU. Đức đã được hưởng lợi từ việc có thể chủ động hơn vào sản xuất, với việc các nhà máy vẫn có thể hoạt động, trong khi các cửa hàng không thiết yếu và phần lớn các khách sạn đã được yêu cầu đóng cửa. Bloomberg Economics cho biết, Đức đã đạt được một số tăng trưởng trong quý IV/2020.
Trong bối cảnh hiện nay, tất cả các chính phủ EU đang chịu áp lực ngày càng gia tăng trong việc hỗ trợ các công ty và người lao động bằng viện trợ tài chính. Việc này được hậu thuẫn bởi các kích thích tiền tệ lớn của ECB giữ cho chi phí đi vay gần bằng không.
ECB hiện đã rút chương trình mua trái phiếu cho đến tháng 3/2022, cho thấy có thể vượt qua năm nay mà không cần bất kỳ điều chỉnh chính sách lớn nào.
Vào nửa cuối năm 2021, quỹ phục hồi 1,8 nghìn tỷ Euro (2,2 nghìn tỷ USD) chưa từng có của EU sẽ hỗ trợ tăng trưởng.
Bạn muốn trở thành VIP/PRO trên 24HMONEY?
Liên hệ 24HMONEY ngay
Bình luận