Khối ngoại mua ròng, phải chăng mùa 'xuân' đã về?
Thị trường chứng khoán gần đây đón nhận tín hiệu tích cực khi khối ngoại quay lại mua ròng mạnh mẽ sau một giai đoạn bán tháo liên tục. Trước đó, việc dòng tiền quốc tế rút khỏi thị trường đã tạo áp lực lớn lên chỉ số VN-Index và tâm lý nhà đầu tư trong nước. Tuy nhiên, trong 8 phiên gần đây, khối ngoại đã mua ròng 6 phiên với tổng giá trị mua hơn 2.200 tỷ đồng, mang đến làn sóng lạc quan mới.
Nếu trừ phiên 24/06 với lực bán mạnh cơ cấu từ VIB thì phiên hôm đó khối ngoại vẫn sẽ được thống kê mua ròng. Đặc biệt, các mã blue-chip như VHM, HPG, và MWG đã thu hút mạnh dòng tiền ngoại, giúp thị trường ổn định và thúc đẩy tăng trưởng. Sự trở lại này không chỉ củng cố niềm tin cho nhà đầu tư nội mà còn khẳng định tiềm năng dài hạn của Việt Nam trong mắt các quỹ đầu tư quốc tế. Vậy đâu là những nguyên nhân khiến khối ngoại có xu hướng mua ròng gần đây?
FED hạ lãi suất
Việc FED vừa cắt giảm lãi suất 50 điểm cơ bản lần đầu tiên sau 4 năm, đưa mức lãi suất xuống còn 4,75-5%.Với lãi suất giảm, các quỹ đầu tư quốc tế có thể dễ dàng huy động vốn với chi phí thấp hơn. Điều này khuyến khích họ tìm kiếm cơ hội đầu tư ở những thị trường có khả năng sinh lời cao hơn, đặc biệt là các thị trường mới nổi như Việt Nam. Ngoài ra, khi lãi suất tại Mỹ giảm, việc đầu tư vào các tài sản an toàn như trái phiếu chính phủ Mỹ trở nên kém hấp dẫn hơn vì lợi suất của các công cụ này giảm cũng là một nguyên do quan trọng giúp dòng vốn quốc tế có sự luân chuyển về các thị trường như Việt Nam. Thêm vào đó, việc FED cắt giảm lãi suất là dấu hiệu cho thấy các rủi ro từ lạm phát đã được kiểm soát phần nào và chính sách tiền tệ toàn cầu có xu hướng trở nên linh hoạt hơn. Điều này giúp giảm bớt những lo ngại về sự thắt chặt thanh khoản toàn cầu và ổn định lại tâm lý nhà đầu tư. Nhìn chung, quyết định cắt giảm lãi suất của FED được xem như một dấu hiệu tích cực, khơi thông dòng tiền ngoại và củng cố niềm tin của nhà đầu tư vào khả năng phục hồi của VN-Index trong thời gian tới.
Tình hình tỷ giá ổn định và chính sách tiền tệ linh hoạt
Trong 3 tháng gần đây, tỷ giá USD/VND đã ghi nhận xu hướng giảm rõ rệt và hiện đang duy trì ở mức ổn định. Từ mức đỉnh hơn 26.000 VND/USD vào tháng 6, tỷ giá đã giảm dần và nay chỉ dao động quanh ngưỡng 25.000 VND/USD. Sự ổn định này là yếu tố vô cùng quan trọng đối với các nhà đầu tư nước ngoài, bởi sự ổn định của tỷ giá hối đoái luôn được coi là một trong những điều kiện tiên quyết khi họ quyết định đầu tư vào các thị trường mới nổi như Việt Nam. Điều này góp phần giúp khối ngoại tự tin hơn trong việc lên kế hoạch đầu tư dài hạn, cũng như thuận tiện hơn khi cần chuyển đổi lợi nhuận về đồng tiền quốc tế hoặc thực hiện các giao dịch rút vốn.
Cũng cần phải nói thêm khi việc chính sách tiền tệ linh hoạt của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, đặc biệt trong việc điều hành tỷ giá, đã đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì sự ổn định này. Ngân hàng đã áp dụng các biện pháp hợp lý để giữ tỷ giá không dao động mạnh, dù thị trường tài chính toàn cầu biến động. Vì vậy, khối ngoại quay lại mua ròng trong thời gian gần đây là kết quả tất yếu khi họ an tâm hơn về tỷ giá và ổn định kinh tế.
Liệu xu hướng mua ròng có bền vững?
Sự ổn định của dòng vốn ngoại không chỉ phụ thuộc vào Việt Nam mà còn liên quan đến tình hình kinh tế vĩ mô toàn cầu. việc FED đã cắt giảm lãi suất 50 điểm cơ bản đã phần nào thúc đẩy dòng vốn quay trở lại các thị trường như Việt Nam. Tuy nhiên, cần lưu ý rằng nếu FED thay đổi hướng đi, quay lại chính sách thắt chặt tiền tệ để kiểm soát lạm phát hoặc đối phó với những biến động kinh tế bất ngờ, thì dòng vốn ngoại có thể lại bị rút ra
Một yếu tố then chốt khác quyết định sự bền vững của dòng vốn ngoại là chính sách kinh tế trong nước. Việt Nam hiện đang duy trì những chính sách kinh tế vĩ mô ổn định, bao gồm các gói hỗ trợ đầu tư công và chính sách tiền tệ linh hoạt. Nếu những chính sách này tiếp tục được triển khai một cách hiệu quả, nền kinh tế Việt Nam sẽ tạo thêm nhiều cơ hội hấp dẫn cho khối ngoại, duy trì sức hút của thị trường chứng khoán trong mắt nhà đầu tư quốc tế. Ngoài ra, hiệu quả kinh doanh của các doanh nghiệp niêm yết là yếu tố quan trọng quyết định sự ổn định của dòng vốn ngoại, bởi khối ngoại không đầu tư dàn trải, mà thường tập trung vào những nhóm ngành và cổ phiếu có tiềm năng lớn, có kết quả kinh doanh tích cực, vì thế nếu các doanh nghiệp trên thị trường chứng khoán có kết quả kinh doanh ổn định và thuận lợi, điều đó vẫn sẽ đủ sức giữ chân dòng vốn khối ngoại một cách bền vững.
Theo dõi người đăng bài
Tiếp cận các chuyên gia VIP/PRO hàng đầu của 24HMONEY
Nhận ngay bài viết tài chính chuyên sâu
Bạn muốn trở thành VIP/PRO trên 24HMONEY?
Liên hệ 24HMONEY ngay
Bình luận