
Khi kinh tế và chứng khoán “đường tình đôi ngả”

Ảnh Internet
“Tôi chưa bao giờ thấy thị trường cổ phiếu và nền kinh tế xa cách nhau như lần này”, Mohamed El Erian, cố vấn kinh tế trưởng của Tập đoàn Allianz và chủ tịch Trường Queens’ College thuộc Đại học Cambridge, nhận định khi trả lời phỏng vấn CNBC đầu năm 2021. Ông là một trong những kinh tế gia có ảnh hưởng và nhận xét chính xác nhất về diễn biến kinh tế thế giới năm 2020 mà tôi biết.
Trong bối cảnh dịch bệnh, các ngân hàng thương mại vẫn phải giữ lãi suất thấp, thậm chí là “hi sinh” để giảm lãi suất hơn nữa, như chỉ đạo của Ngân hàng Nhà nước gần đây. Như vậy thì tiền sẽ vẫn rẻ, và bong bóng cổ phiếu còn có thể phình to. Đến khi tiền bị rút về, lãi suất bắt đầu tăng, sự tháo chạy của “dòng tiền F0” có thể gây ra hoảng loạn. Lúc đó, nhiều người sẽ mất tiền, thậm chí là mất trắng - nhất là những người tham gia ở đỉnh của cơn sóng hiện nay, cũng là những người ít hiểu biết về thị trường nhất và bị thu hút vào chơi cổ phiếu do thấy ai cũng đang “khoe giàu” nhờ chứng khoán. Thiết kế chính sách do đó phải nhắm vào khôi phục nền kinh tế thực, hướng dòng tiền vào nơi cần nhất, cụ thể là các doanh nghiệp vừa và nhỏ đang rất thiếu vốn, cơ sở hạ tầng, lĩnh vực sản xuất... thay vì để tiền rẻ chỉ đem lại lợi ích cho giới đầu tư và đầu cơ tài chính. |