24HMoney
Install 24HMoneyTải App
copy link
menu
Lâm An
24HMoney đã kiểm duyệt 24HMONEY đã kiểm duyệt

Hỗ trợ chính sách là chìa khóa gỡ rối thị trường bất động sản

Thị trường bất động sản Việt Nam được đánh giá vẫn mang một gam màu xám trong 12 tháng tới.

Làm thế nào để gỡ rối, giải quyết những khó khăn và lấy lại niềm tin của nhà đầu tư đối với thị trường này đang nhận được rất nhiều sự quan tâm. Đứng từ góc nhìn của một đơn vị độc lập, ông Lê Hồng Khang, Giám đốc Xếp hạng Tín nhiệm FiinRatings cho rằng trong ngắn hạn 12 tháng tới thì thị trường bất động sản vẫn mang gam màu xám. Tuy nhiên, thị trường bất động sản vẫn có những điểm có thể kỳ vọng về việc một bức tranh lạc quan hơn.

“Quan điểm của chúng tôi về triển vọng trong ngắn hạn, chúng tôi kỳ vọng rằng là hỗ trợ chính sách là một chìa khóa mở ra cơ hội, làm bức tranh trở nên lạc quan hơn. Tuy nhiên, việc hồi phục của thị trường sẽ không diễn ra trên diện rộng mà thu hẹp ở một số đối tượng nhất định. Và sẽ có những hoạt động thanh lọc thị trường liên quan đến cơ chế tự đào thải”, ông Khang chia sẻ tại buổi Tọa đàm “Điểm sáng Đầu tư 2023”.

Ảnh chụp màn hình từ Tọa đàm.
Ảnh chụp màn hình từ Tọa đàm.

Cũng tại buổi Tọa đàm, ông Khang đã chỉ ra 2 nhóm giải pháp chính được đánh giá phần nào giúp giải quyết rốt ráo các vấn đề hiện nay trên thị trường.

Thứ nhất là nhóm giải pháp liên quan đến giải phóng nguồn cung. Theo ông Khang, việc tắc nghẽn pháp lý của những dự án dở dang làm cho nguồn cung trên thị trường bị hạn chế, từ đó dẫn đến chi phí cũng như giá bán bị ảnh hưởng và cao hơn rất nhiều so với các giai đoạn trước. “Cần phải thực hiện nhanh các giải pháp hỗ trợ thị trường, cấp phép mới cho các dự án nhà ở thương mại thì tôi nghĩ rằng đấy là giải pháp căn cơ nhất, là tiền đề và cơ sở để tất cả các chủ thể trên thị trường có các phương án hành động tiếp theo”, ông Khang nói.

Ảnh chụp màn hình từ Tọa đàm.
Ảnh chụp màn hình từ Tọa đàm.

Vị chuyên gia của FiinRatings lấy ví dụ, đối với ngân hàng thương mại thì khi các dự án đã được phê duyệt bổ sung, có pháp lý sạch thì họ có cơ sở để giúp doanh nghiệp giãn nợ, hoãn nợ hoặc khoanh nợ cũng như là có các khoản tín dụng bổ sung để doanh nghiệp hoàn thiện dự án. Như vậy, họ sẽ đóng vai trò là tổ chức trung gian, có thể kích thích dòng tiền quay trở lại thị trường bất động sản, và có thể hỗ trợ trong việc giảm lãi suất đối với những người mua nhà có nhu cầu ở thực.

Thứ hai, có thể nhìn thấy rằng khi có pháp lý sạch về quỹ đất thì doanh nghiệp có cơ sở để làm việc với các chủ nợ, liên quan đến các phương án tái cấu trúc lại nợ vay. Như vậy, chủ nợ như trái chủ cũng yên tâm hơn trong việc nắm giữ các tài sản này, tránh trường hợp họ hoảng loạn và bán tháo các tài sản nắm giữ, gây ra những thiệt hại kinh tế không đáng có.

Và cuối cùng là bản thân những doanh nghiệp nếu không có khả năng, năng lực tài chính để hoàn thiện dự án thì họ hoàn toàn có thể sử dụng những tài sản đấy để chào bán.

“Như vậy, chúng tôi kỳ vọng hoạt động mua bán, sáp nhập trong năm 2023 diễn ra rất là mạnh mẽ”, ông Khang nói. Và cũng theo ông Khang, hỗ trợ chính sách là giải pháp căn cơ nhất, và kỳ vọng rằng các hỗ trợ thanh khoản cho doanh nghiệp bất động sản sẽ theo sau.

Ảnh chụp màn hình từ Tọa đàm.
Ảnh chụp màn hình từ Tọa đàm.

Cũng tại buổi Tọa đàm “Điểm sáng Đầu tư 2023”, PGS. TS Phạm Thế Anh, Chuyên gia Kinh tế - Vĩ mô cũng đã đưa ra những yếu tố có thể làm thị trường bất động sản sôi động trở lại.

Thứ nhất là đứng về phía cơ quan Nhà nước. Tiến sĩ Phạm Thế Anh cho rằng giải quyết các vấn đề liên quan đến pháp lý, giấy phép xây dựng cũng như là tính pháp lý của các dự án là vấn đề là quan trọng nhất. Bởi vì trong môi trường rủi ro như hiện nay thì các hoạt động kể cả bán lẻ cũng như các hoạt động M&A, bán buôn,… chỉ được thực hiện khi nhà đầu tư họ an tâm về tính pháp lý của dự án, mà điều này thì nằm trong quyền xử lý của các nhà điều hành. “Do vậy, tôi nghĩ rằng phải xử lý đầu tiên”, Tiến sĩ nói.

Thứ hai là tín hiệu về lãi suất. Ở đây chúng ta không đặt riêng trong bối cảnh của thị trường bất động sản mà là lãi suất trong bối cảnh chung của nền kinh tế. “Nếu đặt lãi suất trong mối quan hệ tương quan giữa tình hình lạm phát hiện nay ở Việt Nam cũng như khả năng bảo vệ đồng nội tệ, cùng với sức ép lãi suất từ bên ngoài thì tôi nghĩ rằng dư địa hạ lãi suất của Việt Nam là có. Tất nhiên chúng ta loại trừ tất cả những rủi ro mang tính hệ thống, rủi ro nội tại riêng biệt mà chỉ tính riêng mối quan hệ kinh tế, lạm phát, tỉ giá cũng như lãi suất bên ngoài”, Tiến sĩ nói.

Cũng theo Tiến sĩ Phạm Thế Anh, nếu lãi suất hạ được sẽ khiến cho kênh đầu tư vào các kênh tài sản hấp dẫn hơn, đặc biệt là chứng khoán hay bất động sản. Bên cạnh đó, khả năng mua nhà của người tiêu dùng, người mua nhà để ở cũng cao hơn.

Theo dõi 24HMoney trên GoogleNews

Từ khóa liên quan

Bấm vào mỗi từ khóa để xem bài cùng chủ đề

Bạn muốn trở thành VIP/PRO trên 24HMONEY?

Liên hệ 24HMONEY ngay

Cảnh báo Nhà đầu tư lưu ý
Cảnh báo
Cơ quan chủ quản: Công ty TNHH 24HMoney. Địa chỉ: Tầng 5 - Toà nhà Geleximco - 36 Hoàng Cầu, P.Ô Chợ Dừa, Quận Đống Đa, Hà Nội. Giấy phép mạng xã hội số 203/GP-BTTTT do BỘ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG cấp ngày 09/06/2023 (thay thế cho Giấy phép mạng xã hội số 103/GP-BTTTT cấp ngày 25/3/2019). Chịu trách nhiệm nội dung: Phạm Đình Bằng. Email: support@24hmoney.vn. Hotline: 038.509.6665. Liên hệ: 0908.822.699

Điều khoản và chính sách sử dụng



copy link
Quét mã QR để tải app 24HMoney - Giúp bạn đầu tư an toàn, hiệu quả