Hiểu đúng về gói tín dụng 120.000 tỷ đồng cho vay bất động sản
Có thể cảm nhận khá rõ sức ép đối với NHNN trong việc đưa ra chính sách này trước sự hấp hối của nhiều doanh nghiệp BĐS trong thời gian gần đây.
Theo tôi hiểu hai gói này, nếu được thực hiện, thì chỉ là một. Nó hướng vào phân khúc nhà ở bình dân/giá thấp. Một nửa dành cho doanh nghiệp phát triển nhà ở, nửa còn lại hỗ trợ người mua nhà.
Mặc dù quy mô không lớn, chỉ bằng 1% tổng tín dụng hiện tại, nhưng NHNN cũng không khỏi e ngại bởi nguồn vốn được tạo ra qua hình thức tái cấp vốn dài hạn. Tức là, các ngân hàng thương mại tham gia vào chương trình này có thể đem thế chấp dài hạn các hợp đồng tín dụng đang có để lấy tiền từ NHNN cho vay. Hay nói cách khác, với một đồng vốn huy động được từ thị trường 1, các NHTM có thể cho vay hai lần. Thông thường, hình thức tái cấp vốn này thường chỉ được thực hiện ngắn hạn khi một ngân hàng nào đó rơi vào tình trạng mất thanh khoản, hoặc thị trường liên ngân hàng đóng băng do khủng hoảng niềm tin như hồi cuối năm ngoái. Đây là lí do tại sao Thống đốc e ngại rằng chính sách này có thể làm giảm tính linh hoạt của chính sách tiền tệ khi cần hút tiền về.
Ngoài ra, những chính sách ưu đãi hướng vào một phân khúc nào đó thường tốn kém nguồn lực giám sát và không tránh khỏi những chiêu thức lách luật của các bên. Quãng 2013-14 cũng có một gói tín dụng tương tự, một số doanh nghiệp BĐS đã tách hợp đồng mua/bán nhà thành 02 hợp đồng: hợp đồng mua/bán và hợp đồng nâng cấp nội thất căn hộ để đảm bảo giá trị căn hộ thuộc diện hưởng ưu đãi của gói hỗ trợ.
Trong bối cảnh hiện nay, tôi ủng hộ các chính sách có thể hạ mặt bằng lãi suất chung của toàn nền kinh tế hơn là hướng vào một thị trường nào đó. Khi lãi suất ở về mức chấp nhận được, tất cả các hoạt động kinh tế sẽ sôi động trở lại chứ không chỉ riêng thị trường BĐS.
Theo dõi người đăng bài
Tiếp cận các chuyên gia VIP/PRO hàng đầu của 24HMONEY
Nhận ngay bài viết tài chính chuyên sâu
Bạn muốn trở thành VIP/PRO trên 24HMONEY?
Liên hệ 24HMONEY ngay
Bình luận